Thứ Hai, Tháng Tư 29, 2024
spot_img

Sáng kiến Móc treo cáp: Từ N lần thất bại đến “bước ngoặt” trong thi công Viễn thông

Theo anh Phạm Quang Lâm – Phòng Đào tạo TIN HO, cũng là “cha đẻ” của Móc treo cáp, để có thể hoàn thành sản phẩm, anh cùng đồng đội đã mất tới 2 năm. Hiện sản phẩm đang nhận được phản hồi tích cực từ phía các thành viên Kỹ thuật TIN tại các Chi nhánh.

Tháng 10/2018, anh Phạm Quang Lâm cùng đồng đội nảy sinh ý tưởng thực hiện sản phẩm Móc treo cáp, giúp cán bộ Kỹ thuật hạn chế leo thang, không phải tiếp xúc gần với các lưới điện nguy hiểm. Sáng kiến này xuất phát điểm trong khoảng thời gian anh Lâm trò chuyện cùng đội ngũ Tuyển dụng nhà TIN và lắng nghe được “nỗi niềm” của ứng viên.

Các ứng viên Kỹ thuật thường khá lo lắng, e sợ khi phải thường xuyên tiếp xúc với các lưới điện, hoài nghi về an toàn lao động. Sản phẩm Móc treo cáp đã được xây dựng thì lúc này và sau gần 2 năm, tính đến ngày 20/12/2020, sản phẩm sẽ được áp dụng trên toàn TIN tại các Chi nhánh và Trung tâm Kinh doanh.

Theo “cha đẻ” của sản phẩm chia sẻ, nhóm nghiên cứu đã mất rất nhiều thời gian và công sức để thiết kế sản phẩm, lên bản vẽ cũng như tìm nguyên liệu sản xuất. Anh Phạm Quang Lâm đã tự tay lên thiết kế những bản vẽ Móc treo cáp đầu tiên. Do không phải “dân chuyên” về thiết kế, anh mất nhiều thời gian để đưa ra bản vẽ cuối cùng.

Đến tháng 3/2019, bộ sản phẩm móc treo đầu tiên được ra đời nhưng lại không đáp ứng được những tiêu chí như mong đợi. Không chịu đầu hàng trước thất bại, nhóm nghiên cứu lại tìm cách khắc phục và cải thiện sản phẩm. Trong quá trình làm việc, anh Phạm Quang Lâm đã nhờ tới sự giúp đỡ, đánh giá của “chuyên gia Vật lý” của FTEL là anh Lưu Quang Chương (Ban Chất lượng).

Anh Phạm Quang Lâm cũng đã tự mình tìm kiếm xưởng sản xuất tại Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Hưng Yên. Anh Lâm chia sẻ đã có 7 lần cải tiến, thay đổi các chi tiết nhỏ của sản phẩm Móc treo cáp từ hình dạng tới chất liệu nhựa. Trải qua nhiều lần cải tiến, tháng 7/2020 tool và móc treo cáp đã hoàn thiện theo đúng kì vọng ban đầu. Đây cũng là sản phẩm chốt cuối cùng đến thời điểm hiện tại.

Sản phẩm móc treo cáp được thiết kế nhỏ gọn, giúp thay thế cách chốt cáp truyền thống. Nhân viên kỹ thuật chỉ cần đứng dưới mặt đất, dùng sào và móc treo đã có thể cố định cáp thành công. Ban đầu, móc được dùng thử nghiệm ở các đơn vị Vùng 1 như TIN 3,5,6,11,14 và cho kết quả rất khả quan. Trên 70% điểm cao nguy hiểm được thi công bằng móc treo, kỹ thuật không phải leo thang, không phải sử dụng dây an toàn.

Anh Trần Duy Mạnh – thành viên TIN CN Ninh Bình đánh giá đây là sản phẩm “tuyệt vời”, giúp cho các thành viên Kỹ thuật tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, anh Mạnh cũng chia sẻ tham gia giao thông có phần khó hơn do phải mang theo dụng cụ, khi dùng móc treo như vậy dây sẽ thấp hơn các dây khác do không chốt được.

Anh Trung – thành viên TIN Chi nhánh Hải Dương đánh giá ban đầu sử dụng sản phẩm có phần khó do sử dụng chưa quen. Móc treo cáp cũng đem lại nhiều điểm tối ưu như: giúp triển khai nhanh với địa hình không vướng cột, cây cối, mái hiên, cá nhân có thể triển khai nhanh nhiều điểm dây qua đường.

Anh Bùi Quang Huy, TIN Hà Nội 6 chia sẻ: “Với móc treo cáp này, kỹ thuật có thể thi công độc lập, thời gian triển khai một tuyến rất nhanh lại không mất sức leo trèo, đảm bảo an toàn lao động. Móc treo giữ cáp rất chắc chắn, tool được thiết kế để đưa dây trên cao dễ dàng nên thi công rất nhàn”

Hiện tại, 100% các Chi nhánh, TTKD đã được đào tạo sử dụng sản phẩm Móc treo cáp. Anh Phạm Quang Lâm – người trực tiếp đào tạo cho nhiều Chi nhánh chia sẻ tín hiệu tích cực thông qua các phản hồi từ anh em Kỹ thuật. Anh cũng cho biết sản phẩm sẽ tiếp tục được hoàn thiện và cải tiến phù hợp trong thời gian tới để đem tới nhiều lợi ích, đảm bảo an toàn lao động cho người Kỹ thuật.

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

17,207Thành viênThích
5,553Người theo dõiTheo dõi
540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img