Thứ Ba, Tháng Tư 22, 2025
spot_img

Thu ngân nhà Cáo vô tình cứu sống con trai của Khách hàng

Vị Khách hàng bấy lâu nay tưởng chừng như hung tợn, khó tính sau khi trải qua tình huống đã mở lòng và biết ơn rất nhiều với chị thu ngân của FPT Telecom.

Mới đây, cán bộ Thu ngân Vũ Thị Hương của HN05 đã chia sẻ câu chuyện của mình về việc đã vô tình cứu sống một mạng người, điều đặc biệt người được cứu chính là người con trai 7 tuổi nhà Khách hàng mà chị đến thu cước.

Chị kể lại, trong tệp Khách hàng nằm trong khu vực chị phụ trách có một Khách hàng nữ nhìn dáng người rất hung tợn, trò chuyện bốp chát, có phần thô tục nên mỗi lần chị đến thu cước đều rất e ngại. Chị bày tỏ: “Những người yếu bóng vía như tôi khi mới tiếp xúc đều phải chịu lép vía”. Vị Khách hàng này có một quán phở hàng ngày đều rất đông khách, nên khi đến thu cước chị Hương thường hay phải ngồi chờ đợi, trong lúc ấy thường phụ giúp như nhặt bó hành, mớ rau…

Quan sát của chị khi đến đây cảm thấy mọi thứ không được thuận lợi, vì ngoài chị vợ ra còn có anh chồng mặt lạnh tanh, xăm trổ đầy người, ít nói và hay lừ lừ…do vậy Khách hàng này thường hẹn “5 lần 7 lượt” thì mới chịu đóng cước. Trong nhà chị để ý có một cháu bé tên “Quý”, chừng 7 tuổi là con thứ 2 của anh chị Khách hàng, cháu thường ngồi coi tivi ở ngoài trong lúc bố mẹ làm việc.

Trong một lần ngồi chờ thu cước, bỗng nghe tiếng ghế xô đổ “rầm một cái”, chị Hương quay đầu sang thì thấy Quý người co quắp lại, mắt trợn ngược có dấu hiệu bị động kinh. Lúc này cả gia đình đang bận làm việc, theo bản năng chị Hương liền tiến lại gần Quý rồi tay phải bóp hàm miệng, sau đó đưa ngón tay vào miệng để 2 hàm răng của cậu bé không cắn vào lưỡi. Chị kể: “Lúc ấy đau buốt 2 bàn tay, chỉ biết kêu cứu…cứu với…thôi”.

Ngay sau đó, chị Khách hàng liền lao vào tủ lấy thuốc để tiêm cho cháu. Cuối cùng Quý đã thoát khỏi cơn nguy kịch, mở mắt ra và gọi “mẹ ơi!”.

Chị Khách hàng đáp: “Bác thu tiền vừa cứu mạng con đấy”.

Lần đầu tiên, chị Hương thấy Khách hàng có một biểu cảm dễ chịu như vậy, chị cũng cảm thấy nhẹ lòng biết bao nhiêu. Sau lần đấy, chị Hương cảm nhận được sự thân thiện hơn, cởi mở hơn của Khách hàng đối với mình. Thậm chí Khách hàng còn chủ động mở lời tâm sự với chị khiến cho chị cảm thấy rất vui. Chị cũng dành thời gian ít ỏi của mình để tranh thủ hỏi han Quý mỗi khi đến nhà. Một cử chỉ ân tình như người mẹ dành đến đứa con yêu quý.

Đối với công việc, chị Hương từ nay cũng cảm thấy thuận lợi hơn, chị luôn tư vấn các dịch vụ hay, ưu đãi hấp dẫn cho gia đình vị Khách này để tất cả cùng được hài lòng và hạnh phúc khi làm việc với nhau.

Câu chuyện của chị Vũ Thị Hương có lẽ là minh chứng rõ nét nhất cho thông điệp “Chăm sóc Khách hàng như người thân của mình” trong chương trình Đại sứ CSKH mà chúng ta đang triển khai. Qua đây chị Hương cũng lan tỏa tinh thần ACX tới toàn thể anh chị em toàn quốc, khi gặp Khách hàng khó tính ta vẫn kiên trì cởi mở, không bỏ cuộc trước những khó khăn vì mục đích mang tới những trải nghiệm tuyệt vời nhất đến với Khách hàng.

Tuy nhiên anh chị em cần lưu ý:

Cách xử trí cơn động kinh

– Những điều nên làm: Đưa bệnh nhân đến nơi có mặt nền an toàn. Mặt nền phải mềm, không gây tổn thương khi bệnh nhân co giật, không có vật nguy hiểm xung quanh, tránh va chạm khi bệnh nhân lên cơn giật, nới rộng quần áo bệnh nhân, kê gối dưới đầu bệnh nhân và nghiêng đầu sang một bên, ngồi bên cạnh bệnh nhân để theo dõi và chăm sóc. Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khám và điều trị bệnh.

– Những điều không nên làm: Không nắm giữ (ghì, đè…) cơ thể bệnh nhân: Khi thấy bệnh nhân bị co giật, không nên dùng sức mạnh của tay mình để nắm, giữ hạn chế sự co giật của tay, chân bệnh nhân vì dễ gây nên trật khớp, gãy xương hoặc tổn thương cơ. Không đưa bất kỳ vật gì vào miệng bệnh nhân: Người nhà sợ bệnh nhân cắn vào lưỡi nên thường đưa đồ vật vào miệng để hạn chế cắn vào lưỡi. Nếu đồ vật quá cứng sẽ làm gãy răng hoặc nếu vật đó quá mềm sẽ gây gãy vật đó. Cả hai đều có khả năng gây tắc đường hô hấp. Không cho bệnh nhân uống thuốc hoặc bất kỳ nước gì khi đang co giật để tránh tắc nghẽn đường hô hấp của bệnh nhân. Không ép bệnh nhân uống thuốc hoặc uống nước cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn. Cần biết rằng cơn động kinh chỉ kéo dài từ 1-2 phút, sau đó sẽ tự ngưng.

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

17,207Thành viênThích
5,553Người theo dõiTheo dõi
540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img