Dấu ấn đặc biệt của Trung tâm Đào tạo năm 2021

Năm 2021, FPT Telecom phải đối mặt với nhiều khó khăn chưa từng có tiền lệ. Cả hệ thống phải căng mình ứng phó với đại dịch COVID-19 và những tác động nghiêm trọng của nó đến các hoạt động của công ty. Thế nhưng chính những thách thức đó đã cho thấy sự sáng tạo, đổi mới và bứt phá của nhiều bộ phận/đơn vị, trong đó hoạt động đào tạo của Trung tâm Đào tạo (FTC). Công tác đào tạo đã nhanh chóng thích nghi, chuyển mình trong bối cảnh chung để đạt được thành tựu, kết quả ấn tượng.

Trong suốt thời gian gắn bó với FPT Telecom, có lẽ năm 2021 là một năm rất đặc biệt với chị Trần Hạnh Dung – Giám đốc Trung tâm Đào tạo. Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chị Dung chia sẻ về áp lực của mình là chuyển đổi từ các lớp học offline đã quá quen thuộc với người FTEL sang hoạt động đào tạo bắt buộc là online nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Các khóa học phát sinh trong năm 2021 lại rất nhiều, chiếm gần 40% trên tổng số khóa học, do đó FTC phải nghĩ khác, làm khác đi nhiều hơn so với trước đây.

Dẫn chứng, trước đây chưa bao giờ nghĩ các khóa đào tạo, huấn luyện về tư duy, kỹ năng có thể giảng dạy online hiệu quả, vì FTC cho rằng người học cần tương tác trực tiếp và có cảm xúc khi tiếp xúc với giảng viên để được truyền cảm hứng. Giờ đây 100% các khóa học về tư duy, kỹ năng đều có thể đào tạo Live learning qua Onmeeting hoặc Webex vẫn giữ được nhiều cảm xúc cho học viên và sự tương tác được duy trì. Thậm chí điểm tích hơn là Live learning đã giải quyết được các vấn đề về khoảng cách địa lý, giúp kết nối được học viên từ mọi miền của tổ quốc thuận lợi và an toàn, lớp học sôi nổi nhờ các công cụ trực tuyến.

Để thích nghi với bối cảnh đặc biệt này, Ban Giám đốc FTC và CBQL đã quán triệt thẳng thắn đến Cán bộ Giảng viên phải chủ động thay đổi hoàn toàn tư duy về việc triển khai đào tạo, linh hoạt để thích nghi với sự thay đổi. Trong các khó, ló cái khôn, rất nhiều cải tiến, sáng kiến của anh chị em FTC đã được đưa ra và ứng dụng thành công, mang lại nhiều thay đổi, giá trị cho hoạt động đào tạo và nâng cao trải nghiệm học tập cho CBNV.

Năm 2021, bối cảnh nội bộ của FTC còn đặc biệt khi biến động lớn về CBQL, chị Dung bày tỏ đã phải trăn trở rất nhiều về việc quy hoạch lại hệ thống đơn vị, nỗ lực bằng mọi cách để đầu năm ổn định tổ chức, bởi chỉ khi con người ổn định thì kế hoạch, mục tiêu làm việc mới chạy tốt được. Việc thiếu hụt một số vị trí nhân sự quan trọng phía Bắc vừa là thử thách, vừa là cơ hội để “thay da đổi thịt”. đã tạo ra một thử thách lớn. Có lúc, 30% nhân sự ở phía Nam bị F0 ảnh hưởng không nhỏ tới vận hành tổ chức.

Thế nhưng trong thời gian WFH, việc duy trì kết nối, kích hoạt sự chủ động, sáng tạo của anh chị em FTC được đẩy lên ở mức cao nhất để đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như ra đời được kênh học tập, tương tác chủ động Foxskill; Golive cổng đào tạo eFox 3.0 phase 3.0 theo giải pháp 3T là Thông minh, Tương tác và Tiềm năng. Chương trình cũng đã tích hợp được Edunext, triển khai thành công chương trình học tập MOOCs, 100% CBNV đã hoàn thành trước thời hạn của Tập đoàn và rất nhiều cải tiến về nội dung, phương pháp và cách thức triển khai đào tạo online.

Nếu như hoạt động đào tạo offline có thể thành công, tạo dấu ấn nhờ sự tương tác trực tiếp thì làm thế nào để thành tích ấy tốt hơn qua các chương trình đào tạo online. Đây là bài toán có lẽ là khó nhất khi nhận nhiệm vụ từ BĐH FPT Telecom của Trung tâm Đào tạo.

Lần đầu tiên, FTC đứng trước việc phải thực hiện lớp học kết nối lên đến hàng nghìn người khắp cả nước. Mọi người bối rối, liệu phải bắt đầu từ đâu, công thức nào để giải bài toán này. Chị Dung kể: “Trong 1 buổi sáng, cứ cách khoảng 30p, anh Bình đã gọi hỏi thăm về một chương trình. Cả team Công nghệ Đào tạo nghĩ phương án và chủ động setup kỹ thuật tận nhà diễn giả để đảm bảo tốt nhất về chất lượng âm thanh và hình ảnh. Tiếp đến là đối tượng Cộng tác viên, không thuộc biên chế FTEL thì phải làm thế nào…công tác chuẩn bị dồn dập để nỗi chẳng ai ngồi yên một chỗ”.

FTC đã có hệ thống Elearning ngay từ khi thành lập 8 năm trước, việc dịch chuyển các lớp offline sang live learning (lớp trực tuyến) cũng đã được FTC triển khai từ 2020, thế nhưng chưa đủ làm thỏa mãn khao khát chinh phục mục tiêu lớn của những cán bộ FTC. Trung tâm mong muốn không chỉ đảm bảo kỹ thuật để mang tới đường truyền kết nối để đưa đủ kiến thức mà còn phải xây dựng lớp học trải nghiệm tuyệt vời, đa dạng trên các cổng đào tạo.

Tình huống có lẽ là lời giải tốt nhất khi FPT Telecom thực hiện dự án S4S. Lúc này, việc FTC làm đầu tiên là lắng nghe mong muốn của dự án, ngồi cùng tiền tuyến và nghĩ không giới hạn về việc đơn vị có thể đóng góp cho S4S và của FTEL nói chung. Kết quả là các lớp đào tạo về bán hàng online, sản xuất content online, kỹ thuật livestream…được diễn ra với tần suất lớn và đầy hấp dẫn. Những xu hướng online mạng xã hội được FTC cập nhật nhanh nhất để mang đến cho anh chị em toàn quốc.

Ý tưởng “Học 1 phút” là sản phẩm từ chính bài toán đặc biệt này, nó đã kết hợp giữa sở thích xem video ngắn trên Tiktok đan xen các kỹ năng bán hàng của Bestsale Online. Dự án S4S của FTEL không thể thành công nếu thiếu sự tham gia của hoạt động đào tạo. Chủ tịch Hoàng Nam Tiến bày tỏ là chúng ta đang thực hiện kiểu vừa làm vừa học, nhưng với FTC những người “mang kiến thức cho anh em” đã thích nghi rất nhanh, đưa ra các lớp học livestream, bán hàng online đầy chất lượng.

Tuy chịu nhiều khó khăn chưa từng có trong lúc dịch bệnh, Trung tâm Đào tạo vẫn tỏ ra lạc quan, nhìn thấy những cơ hội phía trước để chuyển dịch hoạt động đào tạo của FTEL sang một hình thái mới hấp dẫn, hiệu quả hơn.

Rất nhiều anh chị em toàn quốc đã chia sẻ cảm xúc về hoạt động đào tạo năm nay rất nhiều nội  dung đa dạng, thú vị, tần suất cũng dày hơn, “Có người còn ví đi học nhiều hơn đi làm”. Tri thức không được áp dụng thì mãi mãi là tri thức. Tri thức cần được nhân rộng, lan tỏa, chia sẻ. Vì thế, việc truyền tải đa dạng, phong phú hơn chính là cách để đối chiếu, suy xét kiến thức của người FTEL có trên thực tế, qua nhiều lăng kính khác nhau và nhiều góc độ.

Khi bối cảnh thay đổi, nhu cầu được tiếp nhận kiến thức mới phục vụ công việc tăng lên thì cơ hội đào tạo để áp dụng những phương pháp mới được tận dụng triệt để. Đơn cử, hiện nay hầu hết người FTEL đã quá quen với việc tiếp nhận nội dung trên các group Nội bộ, do đó các nội dung trên Foxskill cần phải đáp ứng được mong muốn của anh chị em toàn quốc, mà để làm được thì đội ngũ sáng tạo của FTC phải tranh thủ thời cơ sớm nhất. Cũng từ việc trao đổi công khai, rộng khắp sẽ giúp bộ phận xây dựng bài giảng hiểu được anh em đang cần những bài học như thế nào để nội dung giảng dạy được thực tế nhất.

Cũng nhờ câu chuyện dịch chuyển sang online mà FTC có cơ hội xây dựng hệ thống đào tạo giúp toàn dân FTEL có thể chủ động học tập ở bất kỳ đâu, mọi lúc – mọi nơi theo nhu cầu của mình.

Từ cơ hội đặc biệt này đã giúp cho FTC đạt được 3 điểm sáng nhất trong năm 2021 là đa dạng hình thức và phương pháp học tập. Thứ hai là rút ngắn khoảng cách giữa học và tập. Thứ ba là sáng tạo, linh hoạt áp dụng công nghệ vào triển khai, tổ chức chương trình và xây dựng bài giảng. Đặc biệt là các chương trình webinar lớn được đánh giá cao với thời gian chuẩn bị ngắn.

Chị Trần Hạnh Dung quyết liệt, kết quả ấn tượng năm 2021 của FTC là nền tảng để năm 2022 cả Trung tâm bứt phá với nhiều sản phẩm ứng dụng chuyển đổi số. Ví dụ, hệ thống Live Support System (hoạt động 24/7) với roadmap định hướng tích hợp AI để hỗ trợ cho các anh chị tiền tuyến có thể hỏi và hiểu được cách xử lý vấn đề tại hiện trường.

Tiếp đến là xây dựng hệ thống LMS để cập nhật các thông tin học tập của từng thành viên của FTEL, bên cạnh xây dựng hệ sinh thái học E-learning với nội dung đa dạng và thú vị như tiệc buffet để có thể cá nhân hóa đến từng người học. Mỗi thành viên FTEL sẽ được tư vấn và tự lựa chọn nội dung phù hợp với mình.

Thứ 3 là FTC sẽ hoàn thiện bản đồ trải nghiệm học tập của CBNV, từ đó xác định các điểm painpoint, cải thiện và nâng cao trải nghiệm học tập cá nhân hóa cho học viên. FTC sẽ chú trọng hoạt động đánh giá hiệu quả đào tạo theo 3 cấp độ: khảo sát mức độ hài lòng của học viên, đánh giá học viên dựa vào kết quả của học viên sau khóa học và kết hợp với CBQL đánh giá sự thay đổi hành vi của học viên. Từ đó để có những cải tiến, đổi mới phù hợp về phương pháp và nội dung đào tạo.

FTC sẽ không ngừng chuẩn hóa và cải tiến các chương trình đào tạo trọng điểm như Quản lý kế cận, Trưởng nhóm, Tân binh và đào tạo cá nhân hóa theo từng đơn vị, CN. Ưu tiên các chương trình đào tạo “Toàn dân bán hàng” và đào tạo đại lý canh tô, CTV của FTEL. Ngoài ra FTC sẽ triển khai nhiều dự án nâng cao sự chủ động học tập của CBNV FTEL như: Cộng đồng “Yêu sách”, cuộc thi “Tinh hoa nghề bán mạng”, phát triển đa dạng nội dung với nhiều hình thức hấp dẫn, hiệu quả trên Foxskill, ứng dụng Edunext vào đào tạo…

Đích đến lớn nhất trong năm 2022 là Nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa cho học viên, phát triển sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của người FTEL; đưa FTEL trở thành một tổ chức học tập tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe tinh thần và góp vào mục tiêu hiệu quả chung của toàn FPT Telecom 2022, mừng sinh nhật FTEL 25 năm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây