Thay vì mất nhiều thời gian để truy xuất dữ liệu từ nhiều bộ phận quản lý khác nhau và tốn nhiều nhân lực để làm việc này khi thực hiện công tác khắc phục sự cố sau bão lũ thì nay quy trình được số hóa, vừa nhanh, chính xác và hiệu quả.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Quảng Ngãi, bão số 5 đã khiến 25 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng; gần 1.500 ha lúa, bắp, hoa màu.. bị ngập úng; 7 ha diện tích nuôi tôm bị thiệt hại và 1 chiếc tàu bị chìm. Ảnh hưởng của bão đã gây ra nhiêu thiệt hại cho người dân nhưng tại FPT Telecom thì đây là cơ hội để Đội ngũ INF, TIN/PNC và CBNV Chi nhánh ‘vận hành thử mà thật’ ứng dụng Phòng chống Bão lũ thông minh.
Một trong những nỗi lo hàng đầu của anh Tạ Ngọc Triết (Giám đốc Chi nhánh Quảng Ngãi) sau mỗi cơn bão đi qua là việc kiểm soát được tình hình thuê bao của Khách hàng, “còn online hay đã tắt”. Và nếu không online thì nguyên nhân do đâu, là do sự cố bão lũ làm hỏng hạ tầng hay chỉ do “cúp điện tại địa phương” và phương án cần bao nhiêu nhân sự để khắc phục sự cố.
Thế nhưng Bão số 5 lần này đến, anh Triết cảm nhận mình chủ động hơn rất nhiều khi INF đã đưa vào công cụ Phòng chống Bão lũ thông minh, ứng dụng CNTT, số hóa hoàn toàn các quy trình truy xuất thông tin giúp cho những vấn đề của anh Triết cùng CBNV Chi nhánh nêu trên gần như là không còn nữa. Việc kiểm soát sự cố khu vực gần như là tuyệt đối.
Nhiều năm qua, việc ứng dụng CNTT trong công tác phòng, chống bão lũ luôn được INF tập trung cải thiện nhằm tối ưu quy trình, giúp cho quá trình ‘khôi phục Khách hàng’ được diễn ra nhanh chóng. Phó Giám đốc Lê Minh Hiếu (INF HCM) cho biết năm nào cũng vậy, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn và nguồn lực trong công tác xử lý sự cố sau bão. Khi chịu ảnh hưởng nặng nề, thậm chí nhiều khi còn chưa xác định được phải xử lý ưu tiên cái nào trước, cái nào sau.
Khi bão đi qua, mỗi bộ phận kỹ thuật như NOC, PMB, Hệ thống thuê bao…sẽ phải ngồi để theo dõi phân tích dữ liệu cho từng Khu vực, Chi nhánh, sau đó INF cần thời gian để tổng hợp lại rồi đưa ra phương án xử lý, gửi ra tiền tuyến. Quy trình này vừa mất nhiều nhân sự thực hiện lại vừa tốn thời gian, vô tình làm chậm đi “trải nghiệm dịch vụ” của Khách hàng, có thể dẫn đến giảm rời mạng.
Bài toán tiếp theo cần giải quyết đó là làm thế nào để kết nối các bộ phận, quy trình khắc phục bão lũ thành một khối tổng thể, thống nhất. Người chỉ huy dù online ở bất cứ đâu vẫn có thể theo dõi, phân tích trên sơ đồ để đưa ra quyết định. Đặc biệt là trong tình hình Covid như hiện nay, giải toán được bài toán này càng sớm thì càng tốt. Đó cũng là lý do một ứng dụng Kiểm soát tổng thể cần được ra đời.
Nhận thấy nhiều vấn đề còn tồn đọng trong nhiều năm qua sau các trận bão, anh Hiếu cùng các anh chị em INF bắt tay nhanh chóng vào việc xây dựng ứng dụng Phòng chống Bão lũ thông minh. Thời gian “buộc phải hoàn thành” mà các anh tự đặt ra là trước đợt mưa bão tới đây.
Việc đầu tiên phải làm là phác thảo lại tất cả quy trình, các bước phải thực hiện trước đây để lựa chọn thông tin đầu vào phù hợp. Trưởng phòng Phạm Bùi Tuấn Vũ (INF HCM) chia sẻ, công việc này rất phức tạp, ngay cả những anh em trong nghề lâu năm cũng hơi bối rối vì muốn ứng dụng thông minh thì phải phục vụ được góc nhiều góc nhìn khác nhau, từ người thực hiện đến CBQL, BGĐ Vùng và BĐH.
Một trận bão lũ đi qua có thể sẽ để lại nhiều sự hỗn loạn trong khu vực đó, do vậy công cụ thông minh cần chỉ ra cụ thể việc xử lý là gì, ai cần xử lý ngay lập tức. Cứ như vậy từng câu chuyện, từng vấn đề được thảo luận liên tục để giải quyết. Dù có khó khăn nhưng team triển khai lại thuận lợi khi được các anh chị em CADS hỗ trợ nhiệt tình và nhanh chóng, bất kể ngày đêm.
Trưởng phòng Tối ưu Trần Xuân Hậu (CADS) chia sẻ, Tool cần phải được hoàn thiện gấp phục vụ đợt bão này vì vậy chỉ có thời gian hơn 2 tuần để CADS triển khai. Muốn ứng dụng Bigdata cho công cụ thông minh thì không chỉ input những data mình khai thác có sẵn mà còn phải “học kinh nghiệm thực tế” từ các anh chị triển khai.
Dữ liệu sẽ cần phải tập hợp liên tục để tool nhận diện được nội dung, tình huống. “Khi phối hợp với INF, chúng tôi thấy được sự tâm huyết của các anh. Việc thảo luận liên tục sẽ giúp cho cả 2 đơn vị triển khai nhanh hơn và đúng mong muốn. Đây là tiền đề để tạo ra một công cụ thông minh”.
Sinh ra và lớn lên tại miền Trung, mỗi năm anh Trịnh Minh Tiến (Phó phòng INF HCM) lại cảm nhận sự ‘đau đớn’ của người dân sau mỗi cơn bão đi qua. Làm việc tại FPT Telecom, anh càng cảm nhận câu chuyện khắc phục sau bão phải được diễn ra nhanh chóng có ý nghĩa lớn như thế nào. Đây cũng là một sự thúc giục để sau khi nhận chỉ đạo từ Phó Giám đốc Lê Minh Hiếu về việc xây dựng tool phòng chống bão lũ, anh Tiến vào việc ngay lập tức.
Với anh Tiến, công việc ‘số hóa quy trình’ được anh đặt mục tiêu mỗi năm phải thực hiện được một dự án. Tại INF anh được giao nhiệm vụ chuyển đổi số cho đơn vị thì điều đó vừa là trách nhiệm nhưng cũng là đam mê của chàng trai hạ tầng.
Trong công việc mỗi người có một đam mê, có những người thì mải miết phân tích slide, đồ họa này đồ họa kia. Còn có người lại thích cảm giác được bay bổng trong những ý tưởng. Với anh Tiến, Chuyển đổi số như một tình yêu bất diệt, mà ở đó anh vừa thấy sự khao khát chinh phục công nghệ vừa mong muốn Tập thể ngày càng lớn mạnh, phát triển nhờ chuyển đổi số.
Với ứng dụng Phòng chống Bão lũ thông minh sau khi được đưa vào vận hành sẽ giúp cho tỷ lệ xác định sự cố chính xác lên tới hơn 90%. Giúp FPT Telecom khắc phục nhanh hơn, đỡ tốn nguồn lực và cắt giảm bớt phần chuẩn bị không cần thiết. Cũng có nghĩa rằng “người yêu của chúng ta” được phân tích đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra một quyết định quan trọng.
Phó Giám đốc PNC, anh Hà Thanh Phước đánh giá, “Bây giờ qua tools, mọi phán đoán đều chính xác. Nguồn lực tối ưu cho các đơn vị khắc phục sau bão. Tôi rất hài lòng khi những giá trị mà công cụ này mang lại. Chắc chắn các anh chị em khác khi tiếp xúc cũng sẽ yêu nó như tôi”.
Hiện tại ứng dụng Phòng chống Bão lũ thông minh đang được chạy thực tiễn và có những kết quả hiệu quả ngay từ những lần chạy đầu tiên. Phó Giám đốc INF anh Lê Minh Hiếu cùng các đồng nghiệp sẽ không dừng lại ở đây.
Anh Hiếu chia sẻ ứng dụng sẽ tiếp tục được phát triển, hướng tới sự “thông minh toàn diện”. Giúp cho FPT Telecom thuận tiện chăm sóc khách hàng sau bão như biết rõ Khách hàng sẽ gọi khi gặp sự cố để cán bộ xử lý biết trước được tình hình để mang đến một trải nghiệm tuyệt vời nhất.
INF là một trong những đơn vị xuất sắc giành được nhiều giải thưởng về sáng tạo của Tập FPT trong nhiều năm qua. Anh Hiếu đặt mục tiêu, trong năm 2022, công cụ Phòng chống bão lũ thông minh này sẽ đạt giải cao nhất trong cuộc thi iKhien, mang về thành tích cho chúng ta. Khẳng định sức mạnh sáng tạo, con người tiên phong của FPT Telecom.
Giám đốc CADS Võ Thị Hồng Phương cho biết sẽ hỗ trợ các đơn vị tối đa khắc phục sự cố, giải quyết vấn đề cho khách hàng bằng các data mà CADS đang có. CADS cũng mong muốn được hỗ trợ các đơn vị vận hành nhanh nhất và chính xác nhất trong các hoạt động chuyển đổi số.
Với lộ trình, mục tiêu cụ thể, hoạt động Chuyển đổi số của INF sẽ mở ra hướng đi mới, khai thác tối đa hiệu quả của các chủ thể, góp phần đưa sở hữu trí tuệ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững cho FPT Telecom.
Bài viết/Thiết kế: HUYNHNT7