Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
spot_img

Sáng tạo FTEL tháng 8: Màn tranh tài của các ứng viên ‘nặng ký’

5 sáng kiến lọt vào vòng Chung khảo tháng 8 cùng bước vào phần bảo vệ trước Hội đồng Thẩm định vào chiều ngày 15/9. Cả 5 đều chuẩn bị sẵn sàng “vũ khí” riêng để gây ấn tượng cho sản phẩm của mình.

Theo đó, 5 sản phẩm được Hội đồng lựa chọn bước vào vòng Chung khảo tháng 8 bao gồm:

  • Sáng kiến Hệ thống Cloud Call Center của các tác giả Phạm Thao Thức, Nguyễn Thành Hoài, Phạm Văn Quyền, Nguyễn Trọng Nhân, Trần Thị Kim Thoa, Hoàng Ngọc Anh đến từ SCC, CS, ISC.
  • Sáng kiến Con lăn bảo vệ cáp khi thi công của tác giả Vũ Văn Giáp đến từ INF MN.
  • Sáng kiến Bếp yêu thương Vùng 5 đến từ các tác giả Lâm Khánh Phương, Phạm Thùy Dương, Phan Thị Mỹ Chiền đại diện Vùng 5.
  • Sáng kiến Cải tiến hệ thống làm mát và tiết kiệm điện cho PoP Outdoor của tác giả Nguyễn Nhật Khang đến từ INF MN.
  • Sáng kiến Hệ thống thiết bị giám sát ngoài trời thông minh của tác giả Đặng Minh Tuấn và Nguyễn Trọng Thân đến từ FTI và IoT.

Mở đầu buổi thi, anh Trần Thanh Hải – Giám đốc Công nghệ FTEL, Trưởng BTC chương trình Sáng tạo FTEL 2021 chia sẻ dịch bệnh đã ảnh hưởng ít nhiều tới công việc và đời sống của người nhà Cáo, trong đó số lượng sản phẩm đăng ký dự thi đang giảm so với các tháng trước đây. Anh Hải cũng hy vọng rằng các tác giả sẽ dựa vào phần góp ý, bổ sung của HĐTĐ để ngày một hoàn thiện sản phẩm.

Các thành viên HĐTĐ và các đội dự thi chụp ảnh quyết tâm trước giờ thi

Sản phẩm đầu tiên “lên sàn” của vòng Chung khảo tháng 8 là Hệ thống Cloud Call Center từ SCC, CS, ISC. Sáng kiến đã xây dựng hệ thống tổng đài Call Center để đáp ứng cho 1200 Agent cho DVKH trên toàn quốc, xây dựng hệ thống ghi âm tự động, nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên, đo đem được thời gian, quản lý số lượng cuộc gọi của agent.

Hệ thống đã thay thế Hardphone bằng Softphone, chuyển toàn 1,121 agent tổng đài cũ sang tổng đài mới, đáp ứng được yêu cầu làm việc tại nhà. Cloud Call Center tối ưu thao tác nhân viên và quản lý dữ liệu tập trung trên 1 platform nhờ xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống đồng bộ, nhất quán có thể switch qua lại giữa tổng đài HO và Chi nhánh.

Hệ thống giúp số hóa 100% công cụ, tiết kiệm 24 tỷ chi phí license khi sử dụng giải pháp bên ngoài, tiết kiệm được 34,310 ngày công, 100% ghi âm đầy đủ, kiểm soát được chất lượng thoại, chất lượng phục vụ Khách hàng của nhân viên, 100% dùng được khi làm việc tại nhà.

Anh Trần Thanh Hải – Giám đốc Công nghệ FTEL góp ý sản phẩm cần chú trọng yếu tố license của sản phẩm. Anh Nguyễn Công Toản – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Khách hàng gợi ý nhóm nên tập trung vào phần hệ thống mà nhóm chủ động viết.

Sản phẩm thứ hai dự thi là Con lăn bảo vệ cáp khi thi công của INF MN. Thực tế, trước khi có ý tưởng, cáp dễ bị trầy xước, việc gập cáp gây suy hao tuyến cáp, khiến việc thay thế đoạn cáp mất thời gian và nhân công. Con lăn bảo vệ cáp khi thi công giúp lực lượng Kỹ thuật dễ thi công, giảm rủi ro, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí vận hành.

Hình ảnh cáp trước khi có sáng kiến

Theo tác giả Vũ Văn Giáp – INF MN chia sẻ sáng kiến tuy được làm thủ công (không sử dụng máy) nhưng áp dụng hợp lý với các điểm hạ ngầm trong khu vực đường nhỏ, ngõ nhỏ.

Anh Nguyễn Công Toản – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Khách hàng đánh giá sản phẩm tuy không mới nhưng lại có tính iKhiến cao.

Sáng kiến Bếp Yêu Thương từ Vùng 5 đã hỗ trợ các đồng nghiệp F0, F1, gặp khó khăn, đang trong khu cách ly, phong tỏa một phần ăn thật nhiều yêu thương do chính tay các đồng nghiệp khác thực hiện, mang đến hiệu quả thiết thực trong mùa dịch.

Với mục tiêu “Không ai bị bỏ lại phía sau. Bếp Yêu Thương Vùng 5 đã hỗ trợ phần nào những khó khăn về vấn đề thực phẩm – ăn uống cho các đồng nghiệp. Đồng thời lan tỏa tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong mùa dịch, mang đến sự lạc quan, tin tưởng vào tổ chức, truyền tải văn hóa Vùng 5 nói riêng và của FTEL nói chung đến với tất cả mọi người.

Từ trước đến nay, đây là chương trình từ thiện thực hiện bằng việc tự nấu ăn đầu tiên của Vùng 5. Vùng đã đa dạng hoá việc giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, từ việc hỗ trợ chi phí theo chính sách, trích từ nguồn quỹ vùng, cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, đến việc tự tay chế biến thức ăn gửi đến đồng nghiệp gặp khó khăn.

Sản phẩm thứ tư trong vòng Chung khảo tiếp tục đến từ INF MN. Sáng kiến Cải tiến hệ thống làm mát và tiết kiệm điện cho PoP Outdoor giúp tối ưu hệ thống làm mát và tiết kiệm 15 – 20% chi phí điện năng hàng tháng cho POP Outdoor trên toàn hạ tầng Vùng 4, 5, 6, 7.

Từ năm 2020, nhận thấy vấn đề về hệ thống làm mát tại các POP Outdoor chưa được tối ưu và chi phí vận hành điện năng sẽ tăng trong các lần điều chỉnh trong tương lai, nhóm đã nghiên cứu để tối ưu việc vận hành và tiết kiệm chi phí điện năng cho công ty. Nhóm đã bắt tay vào nghiên cứu phương án tối ưu hệ thống làm mát POP Outdoor và tiết kiệm điện năng cho POP thông qua bộ giám sát OPMS.

Năm 2021, nhóm đã thực nghiệm tại chi nhánh AGG dùng phương án tiết kiệm điện trong tháng 4,5,6. Ghi nhận kết quả chi phí điện năng trung bình 3 tháng 4,5,6 giảm 18.5% so với tháng 3 chưa áp dụng phương án tiết kiệm điện. Việc tiết kiệm điện dao động từ 16.3% – 22% tùy theo tháng.

Sản phẩm cuối cùng dự thi đó là Hệ thống thiết bị giám sát ngoài trời thông minh, nhằm xây dựng hệ thống giám sát tại những nơi vùng sâu vùng xa, khu vực không thuận lợi cho hạ tầng điện và Internet, khu vực phức tạp trong thi công điện, Internet.

Bộ kit năng lượng mặt trời tích hợp camera FPT bao gồm:

  • Tấm pin năng lượng mặt trời và bộ lưu trữ điện 12V/25 Ah
  • Modem 4G
  • FPT Outdoor Camera
  • Bộ Khung lắp đặt

Hệ thống được thiết kế nhỏ gọn tích hợp tất cả trong 1 bộ Kit, Setup dễ dàng, triển khai nhanh, khách hàng chỉ cần lắp lên bật nguồn và sử dụng, dễ dàng thay thế, khắc phục nếu có sự cố xảy ra với bộ Kit năng lượng Camera FPT.

Siêu Ú

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

17,207Thành viênThích
5,553Người theo dõiTheo dõi
540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img