Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024
spot_img

Hàng loạt giải pháp cải tiến quy trình tranh tài tại iKhiến số 5

Các giải pháp về quản lý công việc tích hợp, kiểm kê hàng hóa và biểu mẫu điện tử thu hút sự quan tâm của giám khảo ở đợt thi lần này.

Shoppertainment là dự án của nhóm tác giả Hoàng Minh Hải – Hà Minh Tùng – Trần Thị Năm (FPT Telecom) nhằm kết hợp giải trí và mua sắm trực tuyến, thông qua hệ thống quảng cáo tương tác theo ngữ cảnh ngay trên chính nội dung đang xem mà không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng.

Với đầy đủ các chức năng cơ bản của TMĐT, trong 1 tháng thử nghiệm, sáng kiến mang lại chỉ số IMP đạt 10,203,538, số lượt click đạt 44,484, tỷ lệ 0,44% (so với bình quân khoảng 0,40%), 1.054 đơn đặt hàng và tỷ lệ chuyển đổi đạt 2.37%.

Hiện tại, ban giám khảo nhận xét sáng kiến này sẽ chuyển sang thi ở bảng A để phù hợp hơn với nội dung đề tài.

Tác giả Nguyễn Quỳnh Mai (FPT Telecom) mang đến chung kết sáng kiến mang tên Chương trình Nước mát song hành – Ngày hè thêm xanh. Với 70% nhân sự nhà Viễn thông thường xuyên phải làm việc ngoài trời, mùa hè khắc nghiệt kéo dài khiến công việc càng thêm khó khăn. Để khích lệ tinh thần và tăng trải nghiệm nhân viên, chương trình “Nước mát song hành – Ngày hè thêm xanh” được FPT Telecom tổ chức thường niên vào tháng 5, 6 và 7 dưới sự chỉ đạo triển khai và tham gia của ban giám đốc các đơn vị.

Bắt đầu triển khai từ tháng 6/2022, sáng kiến giúp cải thiện trải nghiệm nhân viên, có tới 86,4% cán bộ hài lòng với mức thụ hưởng từ chương trình, 85,5% CBNV hài lòng về tần suất triển khai tại đơn vị, 88,1% CBNV hài lòng về chất lượng đồ uống/đồ ăn. Đồng thời, giúp tăng tình đoàn kết, thấu hiểu, tương trợ liên bộ phận, bổ trợ các hoạt động văn hóa, phong trào đúng “chất FPT Telecom”.

Trước nhu cầu có một “bàn làm việc ảo” để tập hợp tất cả công việc, thông tin cho từng CBNV từ các tools (công cụ), anh Bạch Thành Lê cùng các cộng sự (FPT Software) đã phát triển nên giải pháp PEAR (Personal Enhancement Area). Đây là tính năng quản lý công việc tích hợp trên My FPT giúp người dùng không lo quên việc, sớm hoàn thành nhiệm vụ, từ đó nâng cao chất lượng và năng suất làm việc.

Từ khi đưa vào sử dụng, tháng 2/2023 đến nay, sáng kiến đã giúp tăng 16% số người khai báo trong 10 ngày trên FHU.ECI – task cập nhật thông tin liên lạc khẩn cấp của nhân viên. Đồng thời, giảm số project chưa nhập “từ khóa” xuống 3,94 lần, tăng 7 lần số “từ khóa” được nhập lên hệ thống hàng tháng cho GKM – task cập nhật keyword của các dự án phần mềm.

Sáng kiến này cũng góp trung bình 30% trong tỷ lệ các đánh giá của uService, ePurchase, ePayment, nâng tỷ lệ rate lên tới 79% cho BA Rating. Trung bình mỗi tháng, sáng kiến giúp giảm 10% effort, tiết kiệm 385 MM, tương đương 13,7 tỷ đồng (tính trên 4 hệ thống TSS, uService, ePayment, ePurchase).

Với câu hỏi của anh Lê Trung – Giám đốc Trung tâm Phát triển và Quản lý hạ tầng miền Nam FPT Telecom về việc sáng kiến có thay thế toàn bộ email thông báo hay không, tác giả Bạch Thành Lê cho biết trước mắt vẫn sẽ tiếp tục gửi mail, tuy nhiên đây là bước đệm cho lộ trình không còn sử dụng email spam.

Sáng kiến PEAR cũng được nhiều giám khảo đề xuất xem xét có thể áp dụng cho toàn tập đoàn FPT.

Đối với nhóm tác giả đến từ FPT Retail, xuất phát từ nhu cầu tự kiểm kê quá lớn của 1.300 nhà thuốc Long Châu, cũng như thời gian hoàn tất kỳ kiểm kê hàng hóa kéo dài lên đến 1 tuần, phòng kiểm soát nội bộ đã phối hợp với ISC-DX cho ra đời công cụ kiểm kê tích hợp trên app mRSA Long Châu để giải quyết bài toán tối ưu quy trình kiểm kê hàng hóa. Sáng kiến đã giúp rút ngắn thời gian hoàn tất kiểm kê, xử lý tồn kho chính xác, kịp thời.

Áp dụng từ tháng 2/2023, sáng kiến đã tối ưu cho đơn vị 6 tỷ đồng chi phí vận hành và chi phí giờ công toàn bộ chuỗi và dự kiến, tiết kiệm lên đến 17 tỷ đồng trong năm 2023.

Nhóm tác giả Phạm Thùy Dương và các đồng nghiệp ở FPT Software nhận thấy việc tính lương theo thời gian làm việc không thúc đẩy sự chủ động tạo ra nhiều sản phẩm. Việc kiểm tra quỹ lương thủ công làm tăng khối lượng công việc và thời gian để các PM, BUL đối chiếu với ngân sách phê duyệt. Trước tình hình đó, hệ thống tính lương sản phẩm ra đời. Đây là giải pháp bao gồm chính sách lương sản phẩm và hệ thống phần mềm hỗ trợ PW System thực hiện việc chi trả lương, giúp đánh giá năng suất cá nhân, tăng thu nhập và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên.

Tính đến đầu năm 2023, đã có khoảng 200 lượt dự án áp dụng, với tỉ lệ 83% nhân sự line BPO nhận lương sản phẩm. Số tiền chi trả qua giải pháp này đạt khoảng 200 tỷ đồng. Từ năm 2021 – 2022, sáng kiến góp phần tăng thu nhập của nhân viên lên trung bình 17% và tăng gross margin (tỷ suất lợi nhuận gộp) của đơn vị lên trung bình 6%.

Đến với chung kết iKhiến lần này còn có nhóm tác giả Phạm Ngọc Khoa và các đồng nghiệp ở FPT IS. Trước đây, việc các cơ quan nhà nước sử dụng biểu mẫu giấy truyền thống tiêu tốn rất nhiều thời gian, nguồn lực, tiềm ẩn rủi ro lỗi nhập liệu và trích lọc dữ liệu trong file OCR có tỷ lệ chính xác thấp. Để chấm dứt tình trạng này, nhóm tác giả FPT IS đã xây dựng phần mềm Eform – biểu mẫu điện tử giúp người dùng có thể nhập liệu trực tiếp trên thiết bị di động hoặc máy tính mọi lúc mọi nơi. Sáng kiến đang được vận hành tại trang tokhaidientu.hanoi.gov.vn/, đồng thời, áp dụng vào các thủ tục hành chính của trang dichvucong.hanoi.gov.vn/.

Theo nhóm tác giả, sáng kiến ra đời nhằm giúp giải quyết bài toán dịch vụ công của Hà Nội khi không đủ nguồn lực triển lực 1.900 thủ tục trong 1 tháng. Đưa vào vận hành từ 04/2023, sáng kiến giúp giảm 50% thời gian nhập liệu, tiết kiệm 100% chi phí giấy in, giảm 100% chi phí số hóa, giảm đến 95% thời gian tạo mới và cập nhật 1 biểu mẫu và mang về cho đơn vị doanh thu 5 tỷ đồng.

Theo Chungta

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

17,207Thành viênThích
5,553Người theo dõiTheo dõi
540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img