Rất nhiều câu chuyện về sự thay đổi của FTEL với công nghệ trong 25 năm qua đã được các khách mời chia sẻ trong chương trình “Đi dây Hi-Tech” với nhận định, những sản phẩm có được trên thị trường cũng như nội bộ công ty không chỉ xuất phát từ các “Nghệ nhân FTEL” mà rất còn được sản xuất từ những người không có nền tảng công nghệ. Chính vì vậy, công nghệ FTEL không thuần tuý là câu chuyện của người làm công nghệ mà là của toàn dân.
“Đi dây Hi-Tech” là chủ đề số 03, nằm trong chuỗi Talkshow “Khi ta 25” – hoạt động kỷ niệm FTEL tròn 25 năm tuổi được phát sóng xuyên suốt trong năm 2022.
Chương trình có sự tham gia của các khách mời chuyên trách về công nghệ của FTEL suốt 25 năm qua, gồm: anh Vũ Anh Tú – GĐ Công nghệ FPT, anh Hoàng Việt Anh – TGĐ FTEL, anh Trần Thanh Hải – GĐ Công nghệ FTEL, anh Phạm Thanh Tuấn – CEO FPT Play, anh Lê Trọng Đức – GĐ Công nghệ FPT Play, anh Trần Hải Dương – Chủ tịch FTI, anh Nguyễn Công Toản – GĐ TT CSKH FTEL, anh Lê Trung – GĐ INF miền Nam, chị Võ Thị Hồng Phương – GĐ TT Ứng dụng Khoa học dữ liệu FTEL, anh Nguyễn Anh Đức – GĐ Ban Giám sát thông minh, chị Nguyễn Khoa Diệu Hiền – GĐ Phòng Trải nghiệm nhân viên FTEL, anh Phạm Như Hoài Bảo – GĐ HiFPT
Mở đầu chương trình, CEO FTEL cho biết, 25 năm với rất nhiều những câu chuyện về công nghệ, về sự thành công và thất bại, của những niềm vui và nỗi buồn, anh mong muốn, chương trình sẽ điểm xuyết lại những dấu ấn đặc biệt trên hành trình công nghệ của FTEL.
FTEL khẳng định vị trí trên thị trường với quá trình Quang hóa
Trong 25 năm qua, FTEL đã có rất nhiều sự thay đổi trong nền tảng kết nối hạ tầng, đặc biệt là “trận đánh” chuyển đổi từ cáp đồng sang cáp quang (quy trình Quang hóa hạ tầng) – một trong những bước chuyển mình lớn giai đoạn 2012 – 2014. Thời điểm đó, FTEL bắt đầu xây dựng được mạng lưới hạ tầng mạnh mẽ trên những nền tảng tốc độ cao.
Trực tiếp tham gia vào quá trình Quang hoá hạ tầng, anh Nguyễn Công Toản (GĐ TT CSKH) đã điểm lại một số câu chuyện ấn tượng. Anh cho biết, kể từ khi FTEL không có hạ tầng và phải cung cấp dịch vụ trên hạ tầng của đơn vị khác, chúng ta vẫn luôn hướng đến thị trường bằng những dịch vụ đầu tiên chưa từng có tại Việt Nam như thành lập VnExpress, tạo ra 1 tỷ phút kết nối điện thoại cố định và cho đến năm 2003 là câu chuyện làm hạ tầng của “dân máy tính” tại công ty viễn thông.
Liên tục trong 10 năm, FTEL chính thức cung cấp dịch vụ Internet các tỉnh, kết nối đường Internet quốc tế Trung Quốc, xây dựng những Chi nhánh đầu tiên…
“Trong lĩnh vực ADSL, chúng ta đã đi chậm, muốn tạo sự đột phá và dẫn dắt cuộc chơi, chúng ta phải thay đổi công nghệ. Thế nên từ năm 2012 – 2013, anh Vũ Anh Tú (nguyên PTGĐ FTEL) đã dẫn dắt nhiều đội đi tham khảo các mô hình cung cấp dịch vụ cáp quang ở các nước. Chúng ta đã tự lên 1 mô hình rất đặc thù cho FTEL và bắt đầu triển khai năm 2014. Chính anh Đình Anh cũng đã nhận định, FTEL lúc này là ‘con rắn đang lột xác’ phải thật cẩn trọng, chuẩn chỉnh”. – anh Toản chia sẻ.
Theo GĐ Trung tâm CSKH FTEL, thời điểm này FTEL gặp khó khăn chồng chất với tập Khách hàng hiện hữu, các đơn vị quận huyện trong khu vực và giấy phép triển khai ở chính quyền về việc treo thêm cáp và rút cáp đồng. Tuy nhiên, nhờ vào nỗ lực ngày đêm không ngừng nghỉ của các đội chuyên trách với lực lượng hơn 10.000 người, chúng ta đã hoàn thành việc thay thế toàn bộ hạ tầng cáp quang chỉ trong vòng 1.5 năm. Anh cho rằng, chuyển đổi cáp quang thực sự là một trận đánh lớn.
Văn hóa “tự phát – tự giác” được hình thành nhờ tối ưu vận hành
Sau Quang hóa, Khách hàng của FTEL lúc này đã có thể sử dụng Internet tốc độ cao hơn trên nền tảng đa dịch vụ và công ty tiếp tục thực thi việc mô hình quản lý bằng tay sao mobile hóa.
Trong quá trình này, anh Trần Thanh Hải – GĐ Công nghệ FTEL nhận định: “FTEL đi từ tự phát đến tự giác. Khi đứng trước các khó khăn, chúng ta chủ động nghĩ cách giải quyết và cố gắng thay đổi, đó chính là sự tự phát. Sau một thời gian đủ dài, mọi thứ đã chuyển thành tự giác. Trong 3 – 5 năm đổ lại, sự tự phát – tự giác này đã trở thành văn hóa của FTEL”.
Anh cũng cho biết, FTEL có rất nhiều hệ thống vấn hạnh bên trong và cho cả tiền tuyến. Nếu không tối ưu vận hành trong hệ thống công cụ, 12 giờ làm việc với mỗi NVKD là không đủ. Từ đó bắt đầu có những yêu cầu nâng cấp lớn mạnh và tốt hơn cho hệ thống, khiến cho văn hóa thích nghi sự thay đổi và mong muốn sự thay đổi liên tục được nhân rộng với cả đội ngũ canh tô, CTV của chúng ta trên toàn quốc. Những yêu cầu, đòi hỏi này sẽ được chuyển thành sản phẩm tối ưu vận hành và có thể vươn ra ngoài thị trường”.
Tất cả các SPDV mới ra đời đều dựa vào công nghệ
Bên cạnh việc hoàn thiện hạ tầng, FTEL đã liên tục cải tiến sản phẩm trong 25 năm để đem lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất đến với Khách hàng. Những điểm mốc phải kể đến: tham gia cung cấp dịch vụ Truyền hình IPTV – Truyền hình FPT (2014), ra mắt đầu thu thông minh FPT Play Box (năm 2016), FPT Camera sử dụng công nghệ lưu trữ đám mây (năm 2019).
Nhắc về những nét văn hoá đặc trưng của FTEL, anh Hoàng Việt Anh hồi tưởng, ngay từ thời anh Trương Đình Anh dẫn dắt, có một triết lý luôn đúng ở FTEL là liên tục cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng một kết nối đối với Khách hàng. Trong lộ trình đó, FTEL đã thử nghiệm và gặp rất nhiều thử thách khi đưa ra các mô hình SPDV mới. Nhưng nhờ vào sự cố gắng không ngừng nghỉ của tất cả mọi người mà FTEL đã có một FPT Play có ‘số má’ trên thị trường.
“FPT Play đã đi từ số 0 đến số ‘má’ đưa mình lên vị trí Thứ 2 thì không ai là Chủ Nhật” – anh khẳng định.
Nhìn lại hành trình lột xác từ IPTV đến FPT Play của hiện tại, anh Phạm Thanh Tuấn – TGĐ FPT Play không khỏi xúc động khi nhớ lại thời điểm 2007 – 2013, khi FTEL bắt tay nghiên cứu sản phẩm dịch vụ IPTV và đưa ra thị trường với kỳ vọng mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới cho người dùng Việt Nam. Dù là công nghệ tiên tiến nhưng chúng ta vẫn vấp phải nhiều khó khăn và mất một thời gian dài nghiên cứu sản phẩm. Sau khi quyết tâm đầu tư mạnh về công nghệ hạ tầng phục vụ cho việc phát triển dịch vụ IPTV, FTEL đã định hình và từng bước cải thiện chất lượng IPTV.
CEO FPT Play nhấn mạnh: “Sự kiện Quang hoá và thay đổi công nghệ hạ tầng đã dẫn đến bước đệm và nền tảng PTTB FPT Play cho đến thời điểm hiện tại. Dĩ nhiên, công nghệ đã tạo ra nhiều xúc tác cho việc phát triển SPDV mới của FTEL. Chúng ta đã đi từ công nghệ và phát triển tất cả SPDV mới toàn bộ dựa vào công nghệ”.
Hiện tại, FPT Play vẫn đang áp dụng những công nghệ tiên tiến để đưa các trải nghiệm cá nhân hoá, tương tác và trải nghiệm nội dung xuyên suốt hơn trên nền tảng của FPT Play. Anh Tuấn tự hào cho rằng, sản phẩm FPT Play đã là sản phẩm có số má tại Việt Nam. Tất cả các đơn vị, đối tác quốc tế khi đặt chân vào Việt Nam đều có mong muốn hợp tác cùng FPT Play về mảng nội dung truyền hình.
FTEL từ đơn vị “kéo dây” đã có nhiều sản phẩm về phần mềm phục vụ Khách hàng
Bên cạnh FPL, chúng ta đã có rất nhiều câu chuyện đi từ 0 đến có, trong đó có cả Trung tâm Phân tích dữ liệu về Khách hàng. Anh Hoàng Việt Anh chia sẻ, FTEL đã xây dựng nên một nền tảng vững chắc trong việc tận dụng dữ liệu để giúp cho FTEL có thể thấu hiểu và chăm sóc Khách hàng tốt hơn, qua đó có thể phát triển kinh doanh tốt hơn.
Nhắc đến dữ liệu cũng như các bài toán về CSKH của FTEL, Chị Võ Thị Hồng Phương – GĐ Trung tâm Ứng dụng khoa học dữ liệu FTEL đã nhớ lại thời điểm mới về công ty và nhận được bài toán dự đoán Khách hàng RM khi không có hệ thống cùng đội ngũ tập trung phân tích dữ liệu. Đối với chị, đây là nhiệm vụ không có gì để sợ vì sự thật lúc đó đang không biết gì. Do đó, chị đã tìm hiểu từ các anh chị đi trước và tổng hợp lại tất cả để có 1 hệ thống Big Data như hiện tại dự đoán KH RM và phục vụ Sales, MKT …
Mỗi thứ đều có cái khó riêng từ việc setup các sever, tuyển kỹ sư, các dịch vụ của FTEL … Sang giai đoạn triển khai phối hợp cùng các phòng ban về quy trình, phối hợp cần hiệu quả, phải mất hết một năm, mô hình mới được chạy và đi vào luồng như hiện tại.
Bên cạnh những chia sẻ của chị Phương, CEO FTEL cũng cho biết, bản thân anh rất vui mừng khi các bài toán mà GĐ Trung tâm Ứng dụng khoa học dữ liệu cùng đồng đội giải quyết không chỉ đem lại giá trị nội tại cho FTEL mà còn hỗ trợ và được đánh giá rất cao đối với Doanh nghiệp bên ngoài.
“Thật sự tự hào khi FTEL từ đơn vị “kéo dây” cung cấp dịch vụ Internet đã có nhiều SPDV liên quan đến phần mềm qua từng thời gian. Đây là niềm tự hào rất lớn của FTEL đến ngày nay” – CEO FTEL nói.
Một phần công việc cũng quan trọng không kém của FTEL chính là phục vụ các Khách hàng doanh nghiệp – FTI (công ty con của FTEL). Data Center chính là mảng dịch vụ chiến lược của không riêng FTI, FTEL mà cả Tập đoàn. Đại diện FTI, anh Trần Hải Dương – Chủ tịch FTI là số ít nhân sự gắn bó lâu năm cùng FTEL đã kể về “trái tim của nền công nghệ số” ở thời điểm đầu với nhiều kỷ niệm không bao giờ quên.
Anh kể: “Đến thời điểm này, chúng ta đã có 5 cái Data Center trên toàn quốc và Fornix chính là trung tâm Data center xuất sắc nhất Việt Nam về mặt công nghệ. Chưa có một nhà cung cấp dịch vụ nào chịu đầu tư lớn như FTEL và quan trọng nhất là chúng ta đã không dừng lại tại đó, tất cả các công nghệ mới nhất trên thế giới đều được FTEL mua về. Đến thời điểm hiện tại, khi nói về FTEL với Khách hàng, chúng tôi luôn tự hào vì công ty đang sở hữu hệ thống Data center xuất sắc nhất Việt Nam về mặt công nghệ”.
Nỗ lực không ngừng và dám quyết tâm đầu tư những cái mới chính là một trong những đặc tính của FTEL. Đây cũng là điều quan trọng nhất để chúng ta giữ được vị trí tiên phong trong lĩnh vực công nghệ. Thời gian gần đây nhất, “em út” FPT Smart Home đã ra đời thông qua những đóng góp to lớn của anh Lê Trọng Đức – GĐ công nghệ FPT Play và thành viên trong BDA, anh cũng là một trong những “key member” của sản phẩm Box OTT trong những ngày đầu tiên.
Nếu data center là “trái tim của nền công nghệ số” thì FPT Play Box S là “trái tim của ngôi nhà thông minh”. Ngoài Box, anh Đức mong muốn mang các thiết bị thông minh khác đến với Khách hàn, phục vụ cuộc sống tiện lợi hơn. Trong tương lai, anh hy vọng giải pháp này sẽ không chỉ dừng lại ở “Smart Living” mà sẽ vươn ra các dịch vụ khác trong tương lai liên quan đến cuộc sống thông minh cho Khách hàng bao gồm cả giáo dục và sức khỏe.
“Chúng tôi mong muốn tại Việt Nam sử dụng một SPDV của người FPT tạo ra mà còn họ còn phải sử dụng rất nhiều dịch vụ phục vụ cuộc sống mỗi ngày”. – Đây là động lực để anh và các thành viên BDA cũng cấp ngày một nhiều SPDV hơn nữa cho Khách hàng Việt Nam cũng như khẳng định vị thế dẫn đầu công nghệ, chuyển đổi số trong cuộc sống cho các hộ gia đình.
Những người “Nghệ nhân” của FTEL
Tại FTEL, “nghệ nhân” đơn giản là những con người làm công nghệ và một trong những “nghệ nhân” ấn tượng thế hệ tiếp nối của FTEL chính là anh Lê Trung – GĐ INF.
Hơn 12 năm công tác nhiều vị trí liên quan đến công nghệ, anh Trung cho rằng, phẩm chất không bao giờ thay đổi của người làm công nghệ chính là không ngừng chủ động sáng tạo, đổi mới để góp phần vào sự phát triển của công ty. Đối với anh em “công nghệ”, anh nhắn nhủ: “Công việc nào cũng sẽ có khó khăn, tuy nhiên, trong bất kỳ tình huống nào chúng ta cũng phải cố gắng kiên trì, không ngừng nỗ lực sáng tạo, kiên định với mục tiêu”.
Phát triển công nghệ không riêng ở những phòng ban chuyên trách mà ở bất kỳ phòng ban nào cũng có những sáng kiến công nghệ góp phần nâng cao năng suất làm việc như Quầy Công nghệ eCounter (Giải Vàng Ikhiến FPT năm 2021) của TT CSKH, ứng dụng Foxpro của Ban Nhân sự, hệ thống Đào tạo EFox của TT Đào tạo. Cũng nhờ đó, FTEL luôn là cái tên nổi bật trong các cuộc thi công nghệ của tập đoàn và trên toàn quốc.
CEO FTEL nhấn mạnh: “Chúng ta phải nhớ rằng, trong số 17.000 anh em, không phải ai cũng là ‘dân công nghệ’. Nhưng những sản phẩm có được hôm nay trên thị trường cũng như nội bộ FTEL, nhiều sản phẩm được sản xuất từ những người không có nền tảng công nghệ. Chính vì vậy, câu chuyện về công nghệ FTEL không thuần tuý là câu chuyện của người làm công nghệ trong FTEL mà là của toàn dân FTEL”.
Trong cuộc thi ikhiến năm 2021, sản phẩm Quầy Công nghệ ecouter của FTEL đã giành chiến thắng, đây là sản phẩm đến từ TT CSKH của FTEL. Lý giải cho ý tưởng này, chị Phạm Thị Nhung (CS HN) – đồng tác giả của sản phẩm cho biết, xuất phát từ những bất cập trong công việc hàng ngày, cụ thể là trải nghiệm của Khách hàng tại quầy (chờ đợi in giấy tờ, chứng từ, … nhất là thời điểm cuối tháng), trải nghiệm công việc của GDV mỗi cuối tuần/tháng phải tập hợp hồ sơ và nhập kho … chị và đội ngũ Quầy Công nghệ mong muốn thực hiện bằng được sản phẩm này.
Từ những chia sẻ của “Chủ nhân” giải Vàng ikhiến của FPT năm 2021, CEO FTEL chia sẻ: “Công nghệ sẽ không tồn tại độc lập mà gắn bó với mọi hoạt động SXKD. Các bài toán của công nghệ xuất phát từ những vấn đề thực tiễn cần được giải quyết sẽ là những giá trị mà công nghệ đem lại cuộc sống thực tại.”
Hiện tại, giải pháp này đang được kỳ vọng sẽ triển khai rộng rãi trên toàn quốc để không chỉ giúp cho công việc của người nhà FTEL mà còn thay đổi trải nghiệm của Khách hàng.
“Tự cường – tự chủ” là một trong những giá trị cốt lõi của FTEL
Tiếp tục chương trình, anh Hoàng Việt Anh đã nhắc lại những chia sẻ từ Giám đốc Công nghệ FTEL và đưa ra nhận định: “FTEL đã từng bước đi từ du kích sang chính quy, từ tự phát sang tự giác và rõ ràng với dấu mốc về trang bị công cụ hiện đại thay thế cho quản lý công cụ bằng tay, các lực lượng xung kích của FTEL từ bán hàng, DVKH, CUS, TKBT cũng đã được trang bị những vũ khí góp phần trang bị NSLĐ hằng ngày. Chúng ta đã liên tục cải tiến những công cụ đó như phân công tối ưu với triển khai bảo trì”.
Phụ trách triển khai “Phân công tối ưu” TKBT, cá nhân anh Phạm Như Hoài Bảo – GĐ HiFPT cho rằng, công nghệ không chỉ đến từ “dân công nghệ” mà đến từ những khát khao đổi mới – sáng tạo và mang đến những điều tốt nhất cho công ty, Khách hàng. Đặc biệt là các tổ chức có quy mô và lực lượng nhân sự hùng mạnh, có thể tận dụng tối đa công nghệ phục vụ tương lai.
Lộ trình của công nghệ mang lại lợi ích cho FTEL trong tương lai
15 năm ở FTEL với vị trí công nghệ và GĐ Công nghệ FTEL, trong “Đi dây Hi-Tech”, anh Vũ Anh Tú (CTO FPT) trở lại với những câu chuyện đẹp bên người nhà Cáo, anh chia sẻ: “Hết sức tự hào về đội ngũ FTEL với tinh thần tự lực và ‘tiên phong – đổi mới’. Nó luôn luôn là bản chất và cũng là động lực giúp FTEL tạo ra rất nhiều những thứ mới đầy hấp dẫn, được khẳng định trên thị trường”.
Ở vị trí GĐ Công nghệ FPT hiện tại, anh cũng cho rằng, tương lai vẫn còn nhiều điều hấp dẫn với FTEL. Lịch sử, FTEL từng tự hào về lực lượng Salesman trên toàn quốc. Còn tương lai của chúng ta sẽ vẫn tiếp tục lực lượng này nhưng sẽ được xây dựng dựa trên công nghệ như binh đoàn online, bán hàng online … Làm sao để con người cùng công nghệ có thể bán được những con số khổng lồ lên đến hàng chục ngàn. “Tin rằng, với đội ngũ sales vô cùng tài năng, FTEL sẽ làm được những điều này”. – CTO FPT nói.
Anh Trần Thanh Hải – CTO FTEL cũng đồng tình cho rằng, những tư tưởng về “trận đánh online” mà anh Tú nhắc đến là xuyên suốt và sức mạnh số đông trên nền tảng online hầu như không hạn chế. Cái khó khăn nhất của mỗi người là tiếp cận Khách hàng, làm sao đưa content PR đến người cần thấy.
Theo anh Hải: “Một kỳ vọng sẽ bằng giá trị mang lại nhân với khả năng thực thi và niềm tin của tổ chức. Hy vọng trong thời gian tới, những chính sách ‘Innovation’ đề ra sẽ có những case study thành công. Như vậy, giá trị niềm tin vào tổ chức sẽ bằng số 1, lúc đó chỉ cần lấy giá trị nhân với khả năng chúng ta làm được”.
Lý giải thêm về “Innovation day” CTO FTEL vừa chia sẻ, TGĐ FTEL Hoàng Việt Anh cho biết, mỗi năm công ty đều tổ chức một sự kiện về ý tưởng đề xuất làm SPDV mới, sử dụng công nghệ tốt nhất phục vụ kinh doanh. Đầu năm 2022, chính sách mới được ban hành với cơ chế đầu tư và khen thưởng cho các ý tưởng hoặc sản phẩm dịch vụ được phê duyệt để đưa vào nghiên cứu phát triển trong FTEL nhằm mục tiêu có thêm những SPDV mới để giúp FTEL mở rộng hệ sinh thái mà công ty đang thực hiện tại thị trường Việt Nam.
Tương lai, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư hạ tầng, FTEL sẽ tập trung đẩy mạnh online. Song song đó, chúng ta vẫn sẽ có câu chuyện thúc đẩy sáng tạo, SPDV mới thông qua cơ chế “đầu tư – khen thưởng” nhằm huy động sức mạnh toàn dân, giúp FTEL có thêm nhiều SPDV trong thời gian tới.
Ngoài câu chuyện công nghệ với những lợi ích trong tương lai của FTEL với mục tiêu hướng về Khách hàng, việc ứng dụng công nghệ đã giúp FTEL thay đổi và nâng cao trải nghiệm của CBNV. Với lộ trình này, chị Nguyễn Khoa Diệu Hiền – GĐ TT Trải nghiệm nhân viên và các cộng sự đã đưa ra quan điểm, trải nghiệm của nhân viên phụ thuốc rất nhiều vào công nghệ, nó không chỉ giúp các bạn bán hàng thuận lợi hơn mà còn có những tương tác tích cực, cá nhân hoá khiến CBNV tự hào khi mình là một phần trong tổ chức công nghệ.
“Trong tương lai, phòng EXM sẽ cho ra đời một nền tảng tương tác giúp các bạn được giải đáp nhanh chóng thông qua Foxpro. EXM cũng mong muốn kết nối giữa các đơn vị, phòng ban có nhu cầu mong muốn cải tiến, đem công nghệ áp dụng vào công việc chuyên môn hằng ngày để nhân viên có được những trải nghiệm tích cực nhất”. – chị Hiền bổ sung.
Sự phát triển của công nghệ FTEL tỷ lệ thuận với trải nghiệm của nội bộ. Công nghệ sẽ giúp công ty nâng cao trải nghiệm của nhân viên và từ đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động vận hành, phát triển kinh doanh, công nghệ và chắc chắn công nghệ sẽ tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng.
Trong lộ trình 25 năm xây dựng và phát triển đầy tự hào của FTEL, công nghệ đã giúp nhà Cáo đạt được một vị thế đặc biệt quan trọng. Không chỉ là câu chuyện thuần tuý của những người làm công nghệ, mà đây là câu chuyện của toàn dân FTEL và mô hình này cùng với những tố chất “Tự chủ – tự cường” sẽ là những chìa khóa giúp FTEL tiếp tục phát triển công nghệ, phát triển kinh doanh trong tương lai.
HUYỀN TRÂN