Phát triển từ ý tưởng mất điện vẫn dử dụng được Internet, anh Nguyễn Thanh Tùng (QA HN) đã có sáng kiến đầu tư UPS cho modem để kéo dài 4-6h đồng hồ khi mất điện cho modem, mang đến nhiều trải nghiệm hơn cho khách hàng.
Việc sử dụng Internet mọi lúc, mọi nơi là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Tuy nhiên vào những lúc có sự cố mất điện bất chợt làm gián đoạn công việc và gây tốn kém nếu sử dụng 3G (công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại – pv). Phát triển từ ý tưởng mất điện vẫn dử dụng được Internet của anh Lê Mẫn, anh Nguyễn Thanh Tùng (QA HN) đã có sáng kiến đầu tư UPS cho modem để kéo dài 4-6h đồng hồ khi mất điện cho modem, mang đến nhiều trải nghiệm hơn cho khách hàng.
Việc lắp đặt UPS cho modem còn có thể điều chỉnh bằng biến trở ngoài sử dụng cho modem còn có thể làm ups cho tất cả các thiết bị AP, máy thu công suất… thiết bị có điện áp từ 5v-35v nhờ giải điện áp đầu ra linh hoạt và khả năng cung cấp Adapter 5V ( tương tự như sạc điện thoại) biến USP thành thiết bị sạc bình thường cho các thiết bị khác.
Điều đáng ngạc nhiên là cấu tạo cho UPS vô cùng đơn giản gồm:
Dây nguồn USB A-DC 5.5×2.1.
Module tăng áp DC-DC 4A boost ( dùng loại 4A để ổn định, 2A không đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn). Ở đây em dùng LX6009. có thể dùng loại công suất lớn hơn với nhu cầu đặc biệt khác. ( không cần thiết)
Hộp nhựa 70x45x18mm.
Một sạc dự phòng 5000mah hoặc lớn hơn càng tốt.
Được đánh giá là có khả năng thực thi cao, anh Lưu Quang Chương (FQA) nhận xét: “Với giải pháp này có hiệu chỉnh này tính khả thi sẽ cao hơn vì: giá thành với 40 ngàn là phù hợp với lợi ích đem lại và giải pháp đã được thực thi ra sản phẩm và thử nghiệm cụ thể”.
Không chỉ mang lại nhiều trải nghiệm cho khách hàng kể cả khi mất điện, việc trang bị thêm UPS cho modem có thể hỗ trợ cho anh em kỹ thuật có thể đo kiểm dịch vụ ở ngoài tập điểm mà không cần điện lưới và nhanh chóng hoàn tất, bảo trì dịch vụ trong khu vực mất điện với dịch vụ internet. Nhận thấy những ưu điểm trên sẽ làm tăng tính cạnh tranh cho các dịch vụ FPT, ý tưởng của anh Tùng đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ triển khai từ chị Bùi Hồng Yến, Trưởng ban Chất lượng (FQA).
Đóng góp thêm về ý tưởng trên, anh Trần Văn Lợi, Trung tâm Quản lý đối tác phía Nam đề xuất tích hợp luôn vào trong Adapter cũng là ý rất hay và cũng rất khả thi. Bên cạnh đó anh Lợi cũng nhắc nhở: “Cân nhắc kiểm tra thêm về khả năng chịu tải, độ tin cậy để mua Modul DC-DC phù hợp đáp ứng cho các CPE (thiết bị truyền thông cá nhân dùng để kết nối với mạng trong một tổ chức- pv) của FTEL hoạt động”.
Để tương lai xa hơn có thể bán sản phẩm như phụ kiện kèm theo hoặc sản xuất riêng dòng modem có tích hợp, anh Hà Thanh Phước, Trung tâm Quản lý đối tác phía Nam có đóng góp thêm ý tưởng là xây dựng module thành vật phẩm tặng cho các khách hàng theo chương trình tri ân khách hàng trong tương lai của FTEL. “Thật tuyệt nếu khu vực cúp điện nhưng khách hàng của FPT vẫn có thể lướt mạng vi vu trên smartphone, ipad”- anh Phước chia sẻ. Vậy là từ giờ khi nhà bị cắt điện, khách hàng và anh em nhà Viễn Thông vẫn có thể cảm thấy thoải mái sử dụng Internet để luốn tiếp tục công việc và quên đi cái nóng bức do mất điện gây ra.
Với tên gọi mới IDO – Xe Cải tiến, chiến dịch được phát động với hai chủ đề chính: Cải tiến các sản phẩm dịch vụ, tiện ích, mang đến những trải nghiệm thông minh – "SMART" nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất và Cải tiến trong công việc hằng ngày của CBNV FTEL nhằm tăng năng suất lao động. Theo đó, toàn thể cán bộ nhân viên FPT có thể tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất của mình trong nhóm “Xe cải tiến” bằng cách đăng nhập Workplace bằng tài khoản email cá nhân và đăng tải các ý tưởng bằng cách post trực tiếp trêp group Xe Cải Tiến.