Phòng chống và khắc phục bão lũ là vấn đề luôn được ưu tiên hàng đầu trong công tác vận hành hạ tầng, đảm bảo dịch vụ của khối INF miền Nam. Tuy nhiên, năm nay sẽ đặc biệt khó khăn hơn khi toàn khối vừa chống bão, lũ vừa phải đảm bảo an toàn sức khỏe trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại.
Trước ảnh hưởng xấu từ thời tiết và dịch bệnh Covid bùng phát trở lại, INF HO miền Nam chính thức kích hoạt Chương trình Phòng chống và khắc phục thiên tai, đảm bảo chất lượng hạ tầng mùa mưa bão. Việc đào tạo đến các chi nhánh Vùng 4, 5, 6, 7 về công tác chuẩn bị, lập kế hoạch PCTT trong đại dịch Covid đều được nhanh chóng thực hiện và truyền thông mạnh mẽ để các đơn vị nhận biết được tầm quan trọng với phương châm “3 trước” – chủ động phòng chống trước, phát hiện xử lý trước, phương tiện vật tư chuẩn bị trước và “4 tại chỗ” – lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ.
Các chương trình đào tạo tới các Chi nhánh được tổ chức thông qua Webex
Khác biệt với những năm trước đây, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe trong mùa dịch, các đơn vị sẽ được chia nhỏ, phân nhiệm vụ theo từng cụm. Một số chương trình sẽ phối hợp thực hiện cùng Ban Quản lý đường trục PMB, được phân bổ theo 30 vị trí đồn trú dọc theo các Trạm truyền dẫn CONT và các tuyến mạch trục Bắc-Nam, trong đó bổ sung thêm 4 đội đồn trú trong 4 tháng vào mùa mưa bão, thời gian từ 15/08 đến 15/12/2020. Đào tạo thực hiện online do dịch COVID-19 tránh tập trung đông người. Dự phòng vật tư XLSC theo định mức mới. Trao đổi và tiếp thu một số chia sẻ về kinh nghiệm phòng chống, khắc phục bão lũ hiệu quả của một số chi nhánh năm 2019.
Công tác PCTT năm 2019 tại chi nhánh Bình Định được INF HO miền Nam và chi nhánh phối hợp thực hiện, xử lý nhanh chóng.
Chia sẻ về những kết quả trong công tác PCTT trong năm 2019 của các chi nhánh, anh Lê Minh Hiếu (PGĐ INF HO miền Nam) cho biết: “Năm 2019 công tác chuẩn bị quy trình PCBL kỹ càng, các Chi nhánh quán triệt rõ ràng, chuẩn bị và phối hợp tốt với các Phòng ban chức năng HO, Ban PCLB CN và HO nên kết quả xử lý khắc phục nhanh, ứng dụng số hoá trong công tác hạ tầng, Port, Map, nhất là BOT nên công tác xử lý nhanh chóng, sau 2,3 ngày khắc phục hoàn toàn sự cố hạ tầng, 01 tuần xử lý toàn bộ user.”
Thời gian đào tạo hoàn tất, các đơn vị kỹ thuật cần tập trung chuẩn bị tốt hạ tầng, tổng kiểm tra rà soát đài trạm truyền dẫn tuyến trục (PMB), Metro POP, POP trước khi bước vào mùa mưa bão. Hoàn thành 100% các hạng mục theo yêu cầu phòng chống bão lụt trước 21/08/2020 của BLĐ. Sẵn sàng nguồn lực, tài nguyên khắc phục hậu quả thiên tai trước khi bão vào. Lập kế hoạch khắc phục chi tiết ngay sau khi kết thúc bão. Khôi phục, online MPoP, trạm truyền dẫn tuyến trục, Tuyến trục, PoP+ trong 1 ngày và các đài trạm khác tối đa trong 2 ngày. Khôi phục dịch vụ khách hàng cùng lúc với thời gian khôi phục trụ điện và cơ sở hạ tầng đô thị tại khu vực.
Đồng thời, các chi nhánh sẽ triển khai hoàn thành các việc bắt đầu từ ngày 6 – 21/08 bao gồm: Thành lập Ban PCBL tại đơn vị và cụm đơn vị.; Thực hiện hoàn tất thông tin theo yêu cầu và đề xuất thuê Máy Phát Điện, HĐ thuê đối tác XLSC…; Chi nhánh trình kế hoạch phòng chống lũ lụt cho HO và các sở, ban ngành địa phương; Phòng kỹ thuật chi nhánh rà soát hạ tầng ngoại vi và hệ thống đài trạm đảm bảo theo tiêu chuẩn; Trong quá trình rà soát, nếu có vấn đề gì khác thường cần báo ngay cho đơn vị quản lý ngành dọc INF HO, PMB để được hướng dẫn xử lý dứt điểm; Ưu tiên hoàn thành trước việc cập nhật thông tin trước ngày 9/08, thống kê các MP/PoP+/VPGD/PoP cần thực hiện tăng cường backup từ 1+1 lên 1+2 hoặc bị trùng cáp đối với các khu vực: Ba Đồn, Lao Bão, MP NTN, Mũi Né, Cam Ranh…
Cùng với đó, phía INF HO miền Nam cũng sẽ thành lập Ban PCLB HO kết nối các đơn vị BĐH, PMB, SCC, ISC, PNC/TIN …vào và đầu mối tương tác; Trao đổi với đơn vị FPD chốt phương án stock hàng vật tư cho CNx; Chuẩn hóa các khu vực chia cụm và điều chỉnh tăng định mức dự phòng vật tư XLSC cho các chi nhánh ven biển và tổ chức họp online với các đơn vị PMB, NOC, KTHT… về trao đổi chốt phương xử lý và đưa ra timeline xử lý từng case.