Thứ Sáu, Tháng Chín 20, 2024
spot_img

Giữa tâm dịch: Những điều cần biết về sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết – dịch bệnh nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời đang diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tại Hà Nội – điểm nóng của dịch xuất huyết, số ca mắc mới tăng từ 40-70 lần so với cùng kỳ tại nhiều quận, huyện. Vì vậy, các gia đình và CBNV FPT Telecom cũng rất cần chú ý đến vấn đề này để chủ động xử lý, phòng ngừa.

Nhiều người nghĩ rằng bệnh sốt xuất huyết chỉ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, còn ở người lớn dễ qua khỏi hoặc nhiều người mắc sốt xuất huyết mà không biết và chỉ nghĩ là cảm cúm, sốt thông thường nên tự uống thuốc, điều này dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Người lớn mắc sốt xuất huyết có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ em do chảy máu nhiều, có thể xuất huyết não, suy đa tạng (suy gan, suy thận, trụy tim mạch).

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả bốn miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, thành thị và nông thôn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nắng nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

 

Ở thể bệnh nhẹ, người bệnh có thể sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu và có thể có nổi mẩn, phát ban. Ở thể bệnh nặng, dấu hiệu xuất huyết như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng), đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt và loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy. Thay rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần. Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông…

Người dân cần chủ động phòng chống muỗi đốt như:

– Mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

– Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…

– Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

– Đặc biệt, cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Tại Hà Nội hiện nay lưu hành cùng một lúc 3 tuýp bệnh trong khi trước kia chỉ 1-2. Nguyên nhân có thể do sự giao lưu đi lại giữa các địa phương. Tuy nhiên, virus hiện chưa có sự biến đổi về độc lực.

Khi bị sốt, uống thuốc hạ sốt không hạ, nằm trong vùng có dịch người bệnh nên đi khám, tuyệt đối không tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà, không tự ý truyền dịch. Bệnh có thể chuyển độ nặng rất nhanh, thường có biến chứng vào ngày thứ 3 trở đi.

Các CBNV cần tăng cường ý thức phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình, nhất là trong giai đoạn dịch sốt đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

 

 

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

17,207Thành viênThích
5,553Người theo dõiTheo dõi
540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img