Giám đốc Trung tâm Điều hành Mạng Lương Duy Phương đã có dịp ôn lại thời sinh viên của mình cùng với hơn 130 sinh viên khối kỹ thuật tại các trường Cao đẳng, Đại học tại chương trình FPT Tour diễn ra ở Tòa nhà FPT Tân Thuận 2 vào ngày 12/11 vừa qua.
Mở đầu phần chia sẻ, anh Lương Duy Phương cho biết: Năm 2013, anh giành được chứng chỉ CCIE-SP sau ba năm theo đuổi. Đây là cấp bậc cao nhất trong hệ thống chứng chỉ quốc tế của Cisco về lĩnh vực công nghệ mạng". Bây giờ nhắc lại những chuyện đã qua tưởng chừng như dễ dàng hơn, nhưng thực tế, con đường anh đã đi qua rất nhiều chông gai.
Xác định ngành học yêu thích và quyết tâm theo đuổi ,anh Phương tốt nghiệp trường Khoa học – Tự nhiên, chuyên nghành Viễn thông với thành tích khá. Mấy ai ngờ rằng, vị giám đốc của một tung tâm điều hành lại từng bị bạn bè chế nhạo với mức lương là 5 triệu đồng/tháng. Anh kể: “Bạn anh có người làm công ty nước ngoài với lương 7 – 8 triệu, có người làm tại VietJet Air lương lên đến 15 – 20 triệu/ tháng, Viettel. Có người làm ở Mobifone,.. vào khoảng thời giạn 7-8 năm về trước thì số tiền đó rất lớn”.
Nhiều lần bị chế giễu như thế, Anh Phương cũng có đôi lúc muốn chùn bước. “Nhưng mình xác định là mình đã theo con đường này dù không bẳng và khác biệt chẳng giống ai thì cũng phải cố gắng chứng minh năng lực bản thân”, anh Phương nói trong sự quyết tâm.
Chi phí đăng ký và đi lại trong thi cử lên đến 2000USD lúc bấy giờ. Một số tiền quá lớn so với chàng sinh viên mới chập chưỡng vào đời nhưng anh vẫn nhất quyết không từ bỏ: “Khi vừa tốt nghiệp, mình đã xác định sẽ có tấm bằng CCIE nên xin tiền ba mẹ để đăng ký thi, thậm chí là vay nợ khắp nơi để đăng ký thi”. Nhưng điều vui nhất và cũng là điều thành công nhất chính là việc anh vẫn kiên trì đi trên con đường mà anh đã chọn. “Mỗi ngày ăn một gói xôi 3000 đồng thì lương 5 triệu vẫn để dành được chút ít để đi thi” – câu nói của anh đã mang đến cho cả khán phòng một tràng cười vui vẻ.
Tuy nhiên cuộc hành trình của anh lại không phủ bằng "hoa hồng". Vào thời điểm đó, việc ôn thi rất khó khăn vì lý thuyết để ôn tập hoàn toàn không có tại Việt Nam. Nhịp đập con tim vẫn thôi thúc nóng hổi đôi chân anh cuồng đuổi theo đam mê. Anh nảy ra ý định kết bạn với thật nhiều bạn bè quốc tế để xin họ tài liệu. Lặng lẽ đi thi là thế đó nhưng thành quả của cả quá trình công hiến của đã vang tiếng lớn. Không chỉ gặt hái được tấm bằng xứng đáng với thực lực của mình, anh còn được vinh danh “Cá nhân trẻ có thành tích vượt bậc” của công ty. Sau 7 năm phấn đấu và cống hiến, anh được đề cử thành quản lý toàn bộ Data Center, toàn bộ tuyến trực của FPT telecom khắp 59 tỉnh thành trên cả nước.
Hiện nay, anh Phương đang phụ trách đơn vị IP Core Network (mạng lõi) và dẫn dắt nhóm xây dựng, thiết kế, nâng cấp và vận hành mạng lưới ổn định cho các khách hàng của FPT Telecom. Cùng với đó là dẫn dắt nhân sự trẻ trong đơn vị đạt được những chứng chỉ cao cấp của Cisco và Juniper. Năm 2015, anh là cán bộ công nghệ cấp tập đoàn. Thành tích mới nhất của anh là nghiên cứu và phát triển các giải pháp triển khai IPv6, góp phần đưa FPT Telecom sánh ngang với các nhà cung cấp Internet (ISP) lớn trên thế giới.
Bén duyên với FPT trong một lần đi thực tập, anh Phương rất ngạc nhiên khi cảm nhận được môi trường FPT lại cởi mở, tự do mà anh chưa từng thấy dù đã đi thử việc, thực tập ở nhiều nơi trước đó. Anh Phương ấn tượng và xúc động trước tình cảm của các anh chị trong công ty đã tận tâm chia sẻ, chỉ dẫn trong lẫn công việc và cuộc sống cho thực tập sinh như anh. “Nếu các cấp lãnh đạo mà biết em là một người có tiềm năng thì sẽ hỗ trợ và giúp em phát huy tối đa khả năng của em” – anh Phương kết luận. Anh cũng bật mí rằng, sau khi biết anh có mong muốn lấy bằng CCIE-SP thìBan lãnh đạo đã gấp rút làm hổ sơ hỗ trợ chi phí thi để anh vững tâm ôn tập thật tốt.
Trong buổi chia sẻ anh Phương cũng đưa ra lời khuyên, gợi ý cho các bạn sinh viên về lộ trình sau tốt nghiệp của mình. Anh cũng không quên nhắn nhủ các bạn rằng hãy chọn theo học những kiến thức có thể hỗ trợ trực tới việc làm của mình, tránh tình trạng ôm đồm quá nhiều lượng kiến thức mà không vận dụng hiệu quả. Bên cạnh đó anh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các kỹ năng mềm mà các bạn sinh viên kỹ thuật thường bỏ qua như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,.. để có thể trở thành những ứng cử viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.