Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 28, 2024
spot_img

FPT Telecom có 1,5 triệu khách hàng dùng IPv6

Viễn thông FPT đứng đầu Việt Nam về tỷ lệ ứng dụng IPv6, gấp đôi đơn vị đứng thứ 2 là VNPT.

Theo số liệu mới được công bố tại Ngày IPv6 Việt Nam 2018 với chủ đề “IPv6 với 4G LTE và Dịch vụ Nội dung”, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức chiều nay (4/5), FPT Telecom đã cung cấp IPv6 cho khoảng 1.500.000 khách hàng hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng cố định. Tỷ lệ ứng dụng IPv6 của mạng FPT Telecom đạt 30%, với khoảng 2.700.000 người sử dụng IPv6 (tháng 4/2018, nguồn APNIC).

Hội  thảo chủ đề “IPv6 với 4G LTE và Dịch vụ Nội dung” diễn ra chiều  ngày 4/5 là hoạt động trong chuỗi sự kiện nhân Ngày IPv6 Việt Nam 2018. Ảnh: M.Quyết.

Theo anh Nguyễn Thành Đạt, Phó phòng NOC-Net, (thuộc Trung tâm Điều hành mạng – NOC), tỷ lệ truy cập ra quốc tế qua IPv6 của FPT Telecom đạt khoảng 32%, xếp thứ 22 về triển khai IPv6 trên thế giới. “Tỷ lệ này đứng đầu tại Việt Nam và gấp đôi đơn vị đứng thứ 2 là VNPT với 14,8%”, anh Đạt cho hay.

Trưởng phòng NOC-Net chia sẻ, Trung tâm Điều hành mạng vừa triển khai xong việc cấp IPv6 cho khách hàng dùng broadband IPv6 tĩnh. “Đến thời điểm này, tất cả khách hàng broadband có CPE (modem ở nhà khách hàng) đủ điều kiện đều được cấp IPv6”.

Tính đến 30/4, theo thống kế của APNIC, chỉ số triển khai IPv6 của Việt Nam đạt mức 14%, đứng thứ 3 ASEAN và thứ 5 châu Á (sau Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan), với khoảng 6 triệu người sử dụng IPv6 (nguồn Cisco).

Đánh giá về mức độ phát triển của IPv6, đại diện Trung tâm Internet Việt Nam cho biết, tính đến nay, tỷ lệ IPv6 toàn cầu đạt khoảng 22%, tăng trưởng bình quân 200% mỗi năm. Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ chuyển đổi IPv6 mạnh mẽ, tiêu biểu có các quốc gia như Australia, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng IPv6 tốt.

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải, IPv6 đã không còn là công nghệ mới mà được hiện diện ở khắp mọi nơi với số lượng người dùng IPv6 ngày càng cao. Thế giới đã chứng kiến bước hảy vọt trong chuyển đổi IPv6 với mức tăng trưởng đến 3000% từ năm 2012 đến cuối năm 2017.

Kỹ sư FPT Telecom tại Trung tâm Giám sát và Đảm bảo dịch vụ (SCC).

“IPv6 đã trở thành điều kiện tất yếu để tham gia hoạt động kết nối. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ di động, ứng dụng và nội dung số đang tích cực “chạy đua”, cố gắng “chiếm thị phần” người dùng IPv6 trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu hướng bùng nổ thông tin di động”, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nhấn mạnh.

Tại sự kiện, VNPT cũng là doanh nghiệp có kết quả IPv6 tiêu biểu trong năm 2017 cũng như 4 tháng đầu năm 2018. Cụ thể, VNPT đã triển khai dịch vụ IPv6 cho hơn 1.000.000 khách hàng hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng cố định. Tỷ lệ ứng dụng IPv6 của VNPT tăng trưởng từ 7% đầu năm 2018 lên khoảng 15% vào thời điểm hiện tại, với khoảng 2.400.000 người dùng IPv6 (tháng 4/2018, nguồn APNIC).

Tuy vậy, trong mảng nội dung số, hiện tại, Việt Nam chỉ mới có báo VnExpress (FPT Online) triển khai tốt dịch vụ IPv6 cho mảng nội dung số, chuyển đổi thành công các chuyên trang và trang chủ của Báo VnExpress sang hỗ trợ song song IPv4/IPv6.

Theo anh Nguyễn Văn Ngọc, quản lý kỹ thuật bộ phận nội dung số của FPT Online, trong tổng lượng traffic tới các trang báo và dịch vụ mà FPT Online vận hành, có 10,3% là IPv6. Tỷ lệ IPv6 đến từ Việt Nam chiếm 76,92%, Mỹ là 17,02%, Nhật Bản và Canada đạt trên 1%. Trong tổng số traffic quốc tế, có hơn 27,5% là IPv6, trong khi đó tỷ lệ này với traffic Việt Nam đạt 8,55%.

"Tỷ lệ hơn 10% traffic IPv6 mà FPT Online cũng như VnExpress đạt được là con số đáng kích lệ đối với một đơn vị nội dung quy mô lớn", ông Trần Minh Tân, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam, Phó trưởng Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, đánh giá. Theo ông Tân, VnExpress là đơn vị đi đầu vì không chỉ theo sát lộ trình chuyển đổi của quốc gia mà còn chủ động nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian triển khai.

Địa chỉ IPv6 (Internet protocol version 6) là thế hệ địa chỉ Internet phiên bản mới được thiết kế để thay thế cho phiên bản địa chỉ IPv4 trong hoạt động Internet.

Do sự phát triển như vũ bão của mạng và dịch vụ Internet, nguồn IPv4 dần cạn kiệt, đồng thời bộc lộ các hạn chế đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại trên Internet. Phiên bản địa chỉ Internet mới IPv6 được thiết kế để thay thế cho phiên bản IPv4, với hai mục đích cơ bản: Thay thế cho nguồn IPv4 cạn kiệt để tiếp nối hoạt động Internet và khắc phục các nhược điểm trong thiết kế của địa chỉ IPv4.

 

 

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

17,207Thành viênThích
5,553Người theo dõiTheo dõi
540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img