Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
spot_img

Chung khảo Sáng tạo tháng 7: Loạt ‘bom tấn’ được mong chờ xuất hiện

Chiều ngày 14/07, Vòng Chung khảo tháng 7 chương trình Sáng tạo FTEL25 đã diễn ra theo hình thức Offline tại Phòng họp Trí tuệ Việt Nam, FPT Tower Hà Nội và FPT Tân Thuận 2 tại TP HCM. Đây là số đầu tiên được tổ chức Offline sau một năm chấm Online vì dịch bệnh.

Vòng thi lần này được BĐH nhận xét là một cuộc đấu gay cấn với sự tham gia của 5 đội thi bao gồm:

  1. Sản phẩm Liên kết dữ liệu tự động Survey sang Inside của các tác giả Nguyễn Thị Hài, Cao Hoàng Vinh, Thái Thị Phương, Khuất Bá Duy Lâm, Đinh Phạm Huy.
  2. Sản phẩm LUX – Kết nối đẳng cấp, trải nghiệm xứng tầm của tác giả Đỗ Đăng Tiến, Phan Văn Khoa, Phạm Trung Hà đến từ team Dự án GW6.
  3. Sản phẩm Tool request trưởng nhóm của nhóm tác giả Đỗ Nguyên Vũ, Kỳ Hữu Phát từ CS và ISC.
  4. Sản phẩm Số hóa kiểm soát giao dịch của nhóm tác giả Trần Thị Kim Thoa, Nguyễn Diễm Trinh, Ngô Thị Thanh Tú, Thái Thị Phương, Đoàn Văn Đức.
  5. Sản phẩm Foxskill – Diễn đàn học tập chủ động của nhóm tác giả Vũ Thanh Hải, Nguyễn Tuấn Phong, Phạm Thị Mỹ Nhung đến từ FTC.

Điểm thi tại FPT Tân Thuận 2 tại TP HCM

Sản phẩm đầu tiên trình bày là sản phẩm Liên kết dữ liệu tự động Survey sang Inside thuộc nhóm tác giả đến từ CS. Được biết, do quá trình nhân viên thực hiện chăm sóc khách hàng sau triển khai/bảo trì đang gồm nhiều thao tác dẫn đến việc gây mất thời gian, không tối ưu hóa được năng suất lao động.

Chính vì lí do trên, sáng kiến Liên kết dữ liệu tự động Survey sang Inside đã ra đời. Hệ thống cải tiến đã tự động link trường kết quả liên hệ trên Survey sang trường tương ứng kết quả chăm sóc trên Inside và đóng xử lý hoàn tất case, giúp giảm bớt thao tác khi phải cập 2 lần kết quả liên hệ trên cả tool Inside và Survey.

Anh Nguyễn Minh Toàn – PGĐ Trung tâm Quản lý cước và anh Lê Nguyên Hoàng – GĐ Trung tâm Hệ thống Thông tin

Sáng kiến nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ Hội đồng thẩm định (HĐTĐ), trong đó anh Trần Thanh Hải cho rằng Sáng kiến hoàn toàn thể hiện rõ tinh thần iKhiến, tuy nhiên nhóm tác giả nên có thêm sự chau chuốt, thử nghiệm và hoàn thiện trong khoảng thời gian nhất định để có thể phát triển nhiều hơn trong tương lai.

Nhóm 1 – Liên kết dữ liệu tự động Survey sang Inside

Sản phẩm thứ hai dự thi là LUX -Kết nối đẳng cấp, trải nghiệm xứng tầm được trình bày bởi anh Đỗ Đăng Tiến và anh Phan Văn Khoa. Gói cước LUX dường như không còn là cái tên xa lạ vì đây chính giải pháp Internet tiên phong, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam giúp nâng tầm trải nghiệm trực tuyến của người dùng nhờ sự kết hợp của công nghệ Wi-Fi mới nhất – Wi-Fi 6, bộ thiết bị tiên tiến và tính năng Ultra Fast.

Phần Q&A của nhóm diễn ra rất sôi nổi khi đội thi nhận được nhiều câu hỏi và sự đánh giá cao đến từ Hội đồng thẩm định. Trong đó, anh Trần Thanh Hải mong muốn tác giả sẽ xác định được Keypoint và có sự thay đổi, đầu tư nhiều hơn. Chị Bùi Hồng Yến gợi í nhóm cũng nên trình bày rõ hơn về những thế mạnh của LUX khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.

Nhóm 2 – LUX -Kết nối đẳng cấp, trải nghiệm xứng tầm

Tool request trưởng nhóm là sự kết hợp vô cùng mới lạ đến từ CS và ISC của nhóm tác giả Đỗ Nguyên Vũ, Kỳ Hữu Phát. Sản phẩm được ra đời dựa trên mong muốn giải quyết các nhược điểm tồn đọng như dễ bị miss thông tin khách hàng khi Spark gặp sự cố, dồn Request cho 1 hoặc vài Trưởng nhóm, chưa lưu vết xử lý của Trưởng nhóm lên tool nên gây khó khăn khi tra cứu khi có case vụ khiếu nại,…

Từ những ý tưởng ban đầu, các thành viên đã cũng bắt tay vào làm mô tả thực hiện Tool trên Omni Agent. Sáng kiến đã đem lại những thay đổi tích cực như o với việc sử dụng tool Sparkchat trước đây, thì dự án xây dụng tool Request TN đã số hóa được số lượng Request, từ đó có cơ sở dữ liệu để phân tích và cải tiến xa hơn nữa về việc tiếp nhận, xử lý, ghi nhận thông tin,…

Nhóm 3 – Tool request trưởng nhóm

Nhắc đến những dự định trong tương lai, nhóm tác giả đang nhắm đến mục tiêu tối ưu hóa khâu xử lý của TN thông qua việc phát triển thêm tính năng phân công tự động, đưa vào tool để xử lý, từ đó giúp cho việc cân bằng được năng suất xử lý trong ca, đồng thười giúp các trưởng ca dễ dàng hơn trong việc theo dõi quá trình phân công.

Sản phẩm Số hóa kiểm soát giao dịch thuộc nhóm tác giả Trần Thị Kim Thoa, Nguyễn Diễm Trinh, Ngô Thị Thanh Tú, Thái Thị Phương đến từ CS. Cụ thể, Hệ thống sẽ lọc các hợp đồng theo điều kiện đã đưa ra để tìm ra tập dữ liệu chưa đúng, từ đó Giám sát viên sẽ căn cứ để kiểm tra thông tin thay vì phải lọc tay và rà soát từng điệu kiện của hợp đồng tương ứng.

Nhóm 4 – Số hóa kiểm soát giao dịch

Sáng kiến đã giúp tăng 65% năng suất lao động so với trước đây, tăng số lượng kiểm soát từ 23% lên 100%, ngoài ra còn tiết kiệm được một khoảng thời gian lớn là 92 phút/ ngày và khoảng 40 giờ/tháng, tương đương 5 ngày làm việc, từ đó có thể tối ưu hóa năng suất lao động cho những đầu việc khác.

Chị Bùi Hồng Yến – Trưởng ban Chất lượng

Sản phẩm cuối cùng của vòng Chung khảo tháng 7 chính là Foxskill – Diễn đàn học tập chủ động do chị Vũ Thanh Hải đại diện nhóm tác giả trình bày. Với ý tưởng về một diễn đàn học tập chủ động, Foxskill được xây dựng như một nơi chia sẻ kiến thức, kỹ năng mở.

Tính sáng tạo của Hệ thống chính là việc bắt nhịp với cách làm việc mới từ khi Covid-19 ra đời, cụ thể, Foxskill giúp đảm bảo hoạt động đào tạo không bị gián đoạn, thậm chí còn có nhiều cơ hội phát triển đa dạng hơn. Ngoài ra, Foxskill được xây dựng trên nền tảng Workplace, rất thân thiện với người dùng và dễ dàng kết nối tất cả các thành viên trong công ty, giúp cho việc đào tạo không còn là “khô cứng”, ép buộc, dần dần thay đổi quan điểm “chỉ đi học cho đủ chỉ tiêu, chỉ đi học vì bị quản lý bắt đi học”…

Nhóm 5 – Foxskill – Diễn đàn học tập chủ động

Trước câu hỏi so sánh điểm đặc biệt của sản phẩm so với chương trình của các đơn vị khác, chị Hải chia sẻ kĩ hơn về phương pháp mới lạ mang tên “học 1 phút” – chuyên mục chia sẻ kiến thức, kỹ năng dưới dạng video có độ dài 1 phứt. Chuyên mục với content chủ yếu tập trung vào các kỹ thuật bí quyết hành động cụ thể, giúp người học có thể thực hành ngay sau khi xem.

Anh Trần Thanh Hải – GĐ Công nghệ và anh Nguyễn Công Toản – GĐ Trung tâm Chăm sóc Khách hàng

Bên cạnh những câu hỏi được đưa ra, anh Trần Thanh Hải gợi ý nhóm tác giả nên hướng đến việc phát triển thành một nền tảng kiến tạo mà người dùng có thể tự tương tác, học và phát triển thêm thu nhập cá nhân cho chính mình. Anh Nguyễn Công Toản cũng đề xuất nhóm có thể sử dụng đa dạng phương thức như Podcast để tăng độ phủ sóng cho sản phẩm cũng như góp phần tạo nên một nền tảng khuấy động.

Manh Manh – Ảnh: Thành Đạt, Hồng Sơn

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

17,207Thành viênThích
5,553Người theo dõiTheo dõi
540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img