Thứ Bảy, Tháng Bảy 12, 2025
spot_img

Cảm xúc người nhà Cáo trong ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

“Ngọc không mài không sáng, người không học không tài”. Tất cả chúng ta đều đã có những năm tháng tươi đẹp khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhân ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam 20/11, hãy cùng lắng nghe những tâm sự của người nhà Cáo, về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò, cũng như những chia sẻ, đánh giá về nghề nhà giáo vô cùng thiêng liêng và cao quý.

Được biết đến như chuẩn mực về “con nhà người ta”, chị Võ Thị Kim Hồng – Trưởng phòng tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực từ nhỏ đã là một cô học trò ưu tú, luôn nằm trong top đầu của lớp và được tuyển thẳng vào đại học. Chị chia sẻ rằng những triết lý trong cuộc sống muôn màu cảm thụ cái đẹp chân – thiện – mỹ đều được những thầy cô, sư phụ truyên đạt. Là cử nhân khoa Báo chí của Trường KHXH&NV, chị Hồng ấp ủ trở thành phóng viên của VnExpress nhưng phỏng vấn 2 lần đều không thành, nhưng cơ duyên đã đưa chị Hồng gặp một người dày dạn kinh nghiệm trong nghề nhân sự. 

Chị Hồng chia sẻ, một người sư phụ của chị đã từng nói: "Nếu đi theo nghề báo chí em không thể phát triển, thay vào đó, hãy đi theo nghề nhân sự". Vị “sư phụ” đó chính là chị Toan, cựu GĐ Nhân sự FPT Telecom và cũng người thầy đầu tiên trong cuộc đời chị. Chị chia sẻ đôi lời về “người thầy đặc biệt” ấy: “Trong công việc, chị Toan luôn xem công ty là Nhà nên dù tất cả việc gì, dù nhỏ hay lớn chị đều làm bằng cả tâm huyết và tinh thần trách nhiệm của mình vì thế kết quả công việc luôn đạt năng suất cao. Còn về cuộc sống thì sư phụ là một người sống có trách nhiệm với gia đình, với xã hội và sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Chính vì tính cách đáng quý và cách sống đẹp như thế đã là tấm gương để chị phấn đấu”. 

Những ngày đầu làm việc có khó khăn vì trái ngành nhưng với sự động viên và tin tưởng từ chị Toan, chị Hồng đã linh hoạt sử dụng nghiệp vụ báo chí để nhanh chóng thích nghi và tranh thủ học hỏi thêm để bổ sung kiến thức bổ trợ cho công việc. Chị Hồng tự cảm thấy bản thân thật may mắn khi gặp được những người thầy, sư phụ tốt trong công việc và cuộc sống để chị có thể gặt hái được phát triển và thành công như bây giờ, để cho đến tận sau này, chị đã và đang tiếp tục lan tỏa những điều tốt đẹp đến những thế hệ sau như chính tình cảm của những thầy cô, sư phụ đã dành cho chị. 

Tự nhận mình không phải là một học trò ngoan ngoãn khi còn đi học, chàng trai đến từ phòng Kỹ thuật hệ thống thuộc INF Miền Nam anh Nguyễn Xuân Cảnh kể lại kỷ niệm đáng nhớ của thời cấp 3 của mình: “Có 1 lần cả đám rủ mình trốn trường đi chơi game, vì thường cuối tuần các bạn nhà gần sẽ về nhà, mình ở xa nên ở lại trường luôn, thế là cả đám trốn trường ra ngoài chơi game. Đi thì leo tường rào, về cũng leo tường rào, như 1 ninja. Nhưng lần đầu tiên đó tưởng đâu trót lọt thì bị giám thị phát hiện, và cả đám bị ăn đòn roi. Lần đầu tiên đi học bị đánh đòn bằng roi mây, sau đó bị cấm túc ở trường vài tháng nhớ đời luôn. Từ đó về sau mình không bao giờ bị phát hiện là trốn trường ra ngoài chơi lần nào nữa cả.”Nghịch ngợm như thế nhưng anh Cảnh luôn đảm bảo kết quả học tập thật tốt và bằng chứng rằng cả ba năm cấp 3 anh đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Cũng như chị Hồng, anh Cảnh cũng nhận được những bài học thú vị, áp dụng được vào công việc hằng ngày từ các anh chị lãnh đạo trong công việc. “Trung tâm mình có anh Lê Trung, Phó giám đốc trung tâm Phát triển và Quản lý hạ tầng miền nam là mình ấn tượng hơn cả. Vì ảnh có một cách phân tích, đặt vấn đề cho từng công việc, từng nội rất sâu sắc. Nó mang đến cho mình nhiều gócnhìn cho 1 vấn đề hơn và mình cũng học tập ảnh được nhiều điều”– anh Cảnh nói.

Đối với Lê Thị Hồng Nhung (TTKD HN14), quãng thời gian đi học của mình thật vô cùng đáng nhớ. Nhung cho biết, hồi đó, mình luôn là cô học trò chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động phong trào của trường. “Thật sự thì với mình, sự nhiệt tình, năng nổ là đức tính quý giá nhất để cho đến tận bây giờ, khi đã rời xa ghế nhà trường và đi làm, đó là những phẩm chất giúp mình luôn hoàn thành các nhiệm vụ của một salesman” – Hồng Nhung thẳng thắn tâm sự.

Đến lúc làm việc tại FPT Telecom, người thầy lớn nhất của Hồng Nhung chính là trưởng phòng của bạn – anh Nguyễn Mạnh Hùng. “Anh Hùng là người đã dẫn dắt và hướng dẫn mình từ những bước đi đầu tiên khi gia nhập FTEL, từ cách đi phát tờ rơi, tư vấn khách hàng, kiềm chế cảm xúc khi gặp khách hàng nóng tính, đến cách tự lập trong công việc, lên kế hoạch phân bổ thời gian hay rèn luyện từng câu chữ mỗi lúc gọi điện tư vấn khách hàng. Nhân dịp 20/11, Nhung muốn gửi lời cảm ơn anh Hùng đã luôn đồng hành, giúp đỡ để Nhung thêm trưởng thành và có được nhiều thành tích như ngày hôm nay”.

Ở một góc độ khác, chị Lê Thanh Trúc (Trung tâm đào tạo nội bộ Hà Nội) đã có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc giảng dạy. Với chị, việc dạy học đem lại cho bản thân mình những niềm vui, khi được quen biết và mang lại giá trị cho nhiều đồng nghiệp xung quanh, cũng như niềm tự hào khi thấy mình là người có ích, được chia sẻ những trải nghiệm của bản thân với các đồng nghiệp trong công đồng nhà Cáo. Ở chiều ngược lại, chị Trúc thẳng thắn bày tỏ, việc đào tạo tại doanh nghiệp (như FTEL) có nhiều điểm khác biệt với việc dạy học chính quy tại các trường lớp, khi học viên chính là khách hàng và giảng viên là người cung cấp dịch vụ. Điều đó đã tạo nên vô vàn những thách thức, khó khăn với chị khi đứng lớp.

“Đối với các doanh nghiệp, việc đào tạo cho nhân viên chính là cách để nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, ngoài ra đó còn là cách thức để một doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi ích ngoài lương, thưởng cho nhân viên, nhằm giữ chân những người tài”– chị Trúc đánh giá. “Tại FTEL – một tổ chức lên đến hàng chục nghìn người, kéo theo tốc độ cũng như số lượng nhân sự tuyển dụng lớn thì vai trò hoạt động đào tạo trong Doanh nghiệp sẽ phát huy một các tối đa. Làm sao để một người mới có thể nhanh chóng bắt kịp với văn hóa, môi trường và công việc, cũng như làm sao để một người mới vào các vị trí quản lý có thể sớm hoàn thành vai trò của mình thì đào tạo là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất”.

Cuối cùng, vị giảng viên nội bộ cũng tiết lộ rằng, việc gặp gỡ lại những học viên đã được mình đào tạo và chia sẻ rằng nhờ học chương trình của mình mà họ đã thay đổi được cuộc sống cũng như chất lượng công việc hiện tại, chính là niềm vui, nguồn động lực to lớn nhất giúp chị thêm đam mê, tâm huyết để theo đuổi sự nghiệp giảng dạy của mình.

Ai đó đã từng nói, thầy cô như người chèo đò còn những cô cậu học sinh là những hành khách đi qua dòng sông tri thức. Những lời dạy, bài học từ những người thầy, người cô thật sự là những hành trang quý giá nhất để từ đó, mỗi người trong chúng ta thêm tự tin bước tiếp đến cánh cửa sự nghiệp, cuộc sống mãi sau này.

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

20,688Thành viênThích
945Người theo dõiTheo dõi
1,115Người theo dõiĐăng Ký
spot_img