Thứ Hai, Tháng Mười Một 18, 2024
spot_img

Áp dụng AI vào phân tích dữ liệu hạ tầng, nhóm tác giả nhà Cáo chinh phục giải iKhiến

Optinet AI – một giải pháp đến từ INF MB tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa quy trình lập kế hoạch và thiết kế trong công tác đầu tư và phát triển hạ tầng viễn thông đã chinh phục giải thưởng iKhiến.

Optinet AI được tạo ra để giảm thiểu sự phụ thuộc vào con người và rút ngắn thời gian thực hiện các dự án hạ tầng viễn thông. Việc sử dụng AI giúp tự động hoá các công việc phức tạp như quy hoạch, lập kế hoạch, thiết kế, và phân tích dữ liệu. Đặc biệt, công cụ này có khả năng “hiểu và áp dụng” các quy tắc thiết kế phức tạp, giúp đảm bảo tính chính xác và tối ưu trong đầu tư hạ tầng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư và phát triển hạ tầng của FPT Telecom.

Optinet AI tối ưu hoá và tự động hoá 

Trước đây, công tác hạ tầng đòi hỏi nhân viên FPT Telecom phải đến tận nơi để thực hiện, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, đồng thời sự phối hợp giữa các bộ phận thiếu chặt chẽ, dẫn đến tiến độ triển khai hạ tầng bị trì trệ. Khi phát triển dự án, Optinet AI có khả năng tự động hóa các quy trình quản lý hạ tầng, giúp giảm thiểu sai sót do con người gây ra và tăng cường hiệu suất vận hành. Việc tự động hóa này giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo tính nhất quán trong quản lý.

 Hơn nữa, Optinet AI giúp người dùng tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên hạ tầng, đảm bảo phân bổ hợp lý và tránh lãng phí. Với những lợi ích trên, dự án sẽ giúp khắc phục các hạn chế trong công tác hạ tầng, như thiếu tự động hóa, khó khăn trong dự báo khu vực tiềm năng, thiếu cái nhìn tổng thể trong công tác quy hoạch hạ tầng.

Cách vận hành của Optinet AI

Optinet AI sử dụng các hệ thống GIS để thu thập dữ liệu địa lý, bao gồm thông tin về địa hình, mật độ dân cư, và cơ sở hạ tầng đang hiện có. Sau đó Optinet AI sẽ phân tích và xử lý dữ liệu để dữ liệu được làm sạch và chuẩn hóa để đảm bảo tính chính xác. 

Optinet AI còn phân tích các yếu tố như khả năng kết nối, độ phủ sóng, và các rủi ro tiềm ẩn để đưa ra các gợi ý tối ưu cho người dùng. Với giải pháp đưa AI vào dự án, Optinet AI đã sử dụng các thuật toán AI để tính toán và đề xuất tuyến cáp tối ưu, vị trí đặt trạm, và các yếu tố hạ tầng khác và tích hợp thiết kế mạng để tạo bản vẽ kỹ thuật chi tiết, giúp người dùng dễ dàng hơn trong quá trình công tác và triển khai hạ tầng, giảm thiểu tối đa các hạn chế trong quy trình trước đây. 

Nhóm tác giả của Optinet AI.

Điểm nổi bật và sáng tạo vượt bậc của Optinet AI so với công nghệ cũ

Optinet AI tự động hóa hoàn toàn các bước từ thu thập dữ liệu đến thiết kế và quản lý dự án, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, sử dụng AI để phân tích dữ liệu lớn, cung cấp dự báo chính xác về nhu cầu và rủi ro, đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu. Optinet AI còn tích hợp tất cả các chức năng trong một nền tảng duy nhất, giúp tăng tính đồng bộ và hiệu quả, giảm thiểu chi phí vận hành nhờ tự động hóa và tối ưu hóa tài nguyên. 

Kết quả được hiển thị dưới dạng bản đồ tương tác, giúp dễ dàng theo dõi và kiểm tra tính khả thi giúp tăng tốc triển khai hạ tầng. Với tốc độ xử lý và thiết kế nhanh, Optinet AI giúp giảm 23 ngày thời gian triển khai một dự án mở mới hạ tầng từ 77 ngày xuống còn 54 ngày mỗi dự án, việc đẩy nhanh được thời gian đưa hạ tầng mới vào mở bán sẽ làm tăng hiệu suất kinh doanh đặc biệt ở các khu vực mở mới cần có tính đánh chiếm thị trường, ngoài ra Optinet AI còn giúp giảm bớt số lượng nhân sự cần thiết cho việc lập kế hoạch và thiết kế, giúp tiết kiệm chi phí nhân công.

Với 785 dự án áp dụng, Optinet AI giúp tiết kiệm gần 4.000 ngày công, tương đương hàng tỷ đồng chi phí. 

Những khó khăn, hạn chế và thuận lợi của nhóm tác giả khi triển khai Optinet AI.

Theo chia sẻ từ anh Trần Thanh Thanh – INF MB, thành viên nhóm tác giả cho biết, khi tiến hành triển khai dự án, đã gặp rất nhiều khó khăn. Như dữ liệu không đồng bộ hoặc không đầy đủ, thiếu độ chính xác gây khó khăn cho việc phân tích và lập kế hoạch. “Một số nhân viên có thể không quen với việc sử dụng công nghệ mới, dẫn đến tâm lý e ngại hoặc kháng cự khi thay đổi quy trình làm việc. Optinet AI còn tích hợp nhiều chức năng, từ phân tích dữ liệu đến GIS, thiết kế mạng và quản lý dự án. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các đội ngũ chuyên môn khác nhau”, anh Thanh chia sẻ.

Các công nghệ AI, học máy (machine learning), và GIS ngày càng được cải tiến, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng  vào các giải pháp tự động hóa hạ tầng. Nền tảng dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích dữ liệu tiên tiến giúp tăng độ chính xác và hiệu quả của hệ thống. “Chúng tôi nhận được sự quan tâm và đầu tư từ các lãnh đạo, đặc biệt trong các doanh nghiệp như FPT Telecom, tạo nguồn lực cần thiết cho việc phát triển và triển khai Optinet AI, hơn nữa đội ngũ kỹ thuật và nhân viên đều có kinh nghiệm trong ngành viễn thông, hỗ trợ chúng tôi rất tốt cho việc tích hợp và vận hành hệ thống”, anh Thanh bày tỏ. 

Mục tiêu và mong muốn của nhóm tác giả với Optinet AI trong tương lai là không ngừng mở rộng tính năng, cải thiện hiệu quả và ứng dụng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tăng cường khả năng tự động hóa, nâng cao hiệu suất, triển khai rộng rãi trên các thị trường khác không chỉ ở thị trường viễn thông như: Quy hoạch đô thị, hạ tầng năng lượng (điện, nước), giao thông thông minh,… Nhóm tác giả còn mong muốn có thể mở rộng thị trường ra ngoài Việt Nam, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển có nhu cầu lớn về triển khai hạ tầng.

Xây dựng Optinet AI thành một công cụ tiêu chuẩn trong việc lập kế hoạch và triển khai hạ tầng viễn thông, được các tổ chức lớn tin dùng. Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng các công nghệ học sâu (Deep Learning) để giúp hệ thống tự học từ các dự án đã triển khai, nâng cao tính thích nghi với các yêu cầu phức tạp. Lắng nghe phản hồi từ người dùng thực tế để cải thiện các tính năng và giao diện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Nhóm tác giả hướng tới việc biến Optinet AI trở thành một giải pháp toàn diện, không chỉ đáp ứng mà còn dẫn đầu xu hướng trong lĩnh vực quy hoạch và triển khai hạ tầng, mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp, xã hội và nền kinh tế.

Với sáng kiến xuất sắc, nhóm tác giả tới từ INF MB đã cùng Optinet AI đã để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc tới Ban Giám khảo. Với mong muốn lớn lao của mình, hy vọng rằng Optinet AI sẽ ngày càng phát triển và đóng góp tới công tác phát triển hạ tầng viễn thông hiện nay.

Nhi Keu

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

17,207Thành viênThích
5,553Người theo dõiTheo dõi
540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img