Sáng 24/3, Trung tâm đào tạo FTEL (FTC) đã tổ chức buổi chia sẻ với chủ đề “Sức mạnh của sự đồng hành” dành cho đội ngũ CBQL thuộc khối DVKH Vùng 5. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi chương trình “Trạm cảm xúc” nhằm kiến tạo trải nghiệm hạnh phúc cho CBNV FTEL.
Hưởng ứng thông điệp kiến tạo môi trường FPT từ “Môi trường làm việc tốt nhất” trở thành “Môi trường là việc hạnh phúc nhất”, chương trình “Trạm cảm xúc” được phát động với mục tiêu kết nối, mở ra cơ hội chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm việc cho CBNV FTEL. Đồng thời xây dựng không gian lan tỏa những trải nghiệm hạnh phúc của người nhà Cáo.
Chương trình có sự tham gia của chị Trần Hạnh Dung (GĐ TT Đào tạo FTC) chị Nguyễn Thị Hoài Thanh (PGĐ Nhân sự FTEL), Chị Nguyễn Thị Hữu Hằng (PGĐ Vùng 5), chị Nguyễn Thị Dung Nghi (PGĐ CS HCM), chị Đỗ Xuân Anh (Trưởng Ban truyền thông FTEL) cùng các giảng viên Kỹ năng mềm từ FTC.
Chia sẻ về tinh thần của “Trạm cảm xúc”, Chị Trần Hạnh Dung (GĐ TT Đào tạo FTC) cho biết: “Đây là chương trình đặc biệt nằm trong chuỗi thông điệp ‘Kiến tạo hạnh phúc’ của tập đoàn và được Ban điều hành hết sức quan tâm. Chương trình sẽ là cầu nối giúp cho các bạn có được kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm về cảm xúc, đúc kết được những bài học hữu ích cho công việc.”
Tại buổi trao đổi, các giảng viên đã phân tích những khó khăn mà đội ngũ nhân viên SGx gặp phải trong quá trình vận hành những đầu việc hiện có cũng như triển khai các chính sách mới về nhân sự, lương thưởng. Đồng thời, các đại diện đến từ khối DVKH Vùng 5 đã cùng nhau thảo luận để tìm ra phương pháp giúp giải quyết những vấn đề trong hoạt động hỗ trợ, phổ biến mô hình dịch vụ mới để đội ngũ nhân viên có thể tiếp nhận và triển khai nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, chương trình cũng tổ chức các hoạt động tập thể và các bài tập ghi nhận ý kiến của nhân sự tham gia, vừa tạo ra môi trường học tập thoải thoải mái, năng động để gắn kết tinh thần đồng đội của CBQL, vừa giúp mỗi cá nhân tìm được cho bản thân những “chìa khóa vàng” về công tác quản lý nguồn nhân lực.
Trong đó, những yếu tố được nhấn mạnh gồm sự thống nhất trong tổ chức, cách giao tiếp và tương tác hiệu quả đối với nhân viên để đặt ra được mục tiêu chung. Mỗi cá nhân cần có được sự tập trung, nhìn nhận được những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Không những thế, đội ngũ quản lý phải xác định được thực trạng còn tồn tại của Chi nhánh để sử dụng, phân bổ năng lực của bản thân cùng nguồn lực của đơn vị theo đúng kế hoạch cụ thể.
Ngoài ra người lãnh đạo cũng cần có sự chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt nhanh chóng các chính sách, nhiệm vụ để truyền thông kịp thời đến nhân viên của đơn vị. Cùng với đó, cấp lãnh đạo cần tập trung xây dựng, đào tạo nghiệp vụ cho CBNV, nhìn nhận chính xác khả năng của từng nhân sự để cùng đồng hành và điều chỉnh hướng phát triển rõ ràng, hiệu quả nhất về sức khỏe và năng lực cho từng nhân viên nói riêng và cho cả tổ chức nói chung.
Về hoạt động đổi mới trong chính sách nhân sự và mô hình hoạt động, chị Nguyễn Thị Hữu Hằng (PGĐ Vùng 5) nhận định rằng việc đổi mới sẽ là cơ hội để đánh giá lại năng lực của nhân viên, thay đổi tư duy của nhân sự và giúp nhân sự nhanh chóng thích nghi với những thay đổi trong công việc. PGĐ Vùng 5 cũng gửi lời động viên đến đội ngũ CS-HO vì đã có những hành động kịp thời và đầy đủ trong việc triển khai các đường lối và chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng công việc cho CBNV.
Sau khi lắng nghe những trăn trở về công thức lương của các đại diện khối DVKH đến từ các Chi nhánh SGx, Chị Nguyễn Thị Hoài Thanh (PGĐ Nhân sự FTEL) đã dành cho nhân sự lời động viên: “Mỗi một công thức lương được phê duyệt và áp dụng đều phải trải qua quá trình xem xét và bàn bạc rất lâu từ ban lãnh đạo và luôn dựa trên mong muốn và định hướng tăng thu nhập cho nhân viên, theo đúng với tinh thần Hạnh phúc mà công ty hướng đến. Do đó các bạn quản lý hãy giữ niềm tin về công thức lương cũng như chính sách của tập đoàn”.
Chị Thanh cũng nhận xét về vấn đề nghiệp vụ của nhân viên tại SGx. Theo chị, số lượng nhân sự vùng 5 mặc dù đông đảo nhưng chất lượng không đồng đều vì thế người quản lý cần đề ra được những phương án để tối ưu được nguồn lực và tạo được một môi trường làm việc hiệu quả cho tất cả nhân viên”.
Phát biểu tại chương trình, chị Nguyễn Thị Dung Nghi (PGĐ CS HCM) đã khẳng định ý nghĩa của chủ đề “Sức mạnh của sự đồng hành”: “Trong thông điệp Hạnh phúc mà tập đoàn muốn truyền tải còn có cả Hạnh phúc của Khách hàng, các giá trị mà FPT mang lại không chỉ là về dịch vụ mà còn là những giá trị cảm xúc mà Khách hàng nhận được. Chị mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn mục tiêu của chương trình từ những câu chuyện CSKH đã được lan tỏa, từ đó tích cực trao đi và nhận lại được niềm hạnh phúc trong công việc”.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của CBQL trong công cuộc đồng hành và kiến tạo hạnh phúc cho nhân viên, chị Trần Thị Hạnh Dung nhận định: “Người quản lý chính là đại diện chi nhánh, phòng ban nói lên tiếng nói của tập thể, đứng ra bảo vệ quyền lợi của nhân viên. Do đó chị mong mỗi người quản lý hãy tích cực quan tâm đến nhân viên của mình”.
Đồng thời thông qua chương trình, Ban lãnh đạo cũng khích lệ CBQL giữ vững năng lượng tích cực từ những câu chuyện hạnh phúc xung quanh công việc và cuộc sống. Từ đó tạo nên nguồn cảm hứng và động lực cho nhân viên, tạo ra môi trường làm việc lành mạnh,thực hiện tốt vai trò gắn kết các phòng ban và óp phần lan tỏa thông điệp “Kiến tạo hạnh phúc” của FPT.
Hoàng Mai