Ngày 06/12 vừa qua, FTC đã phối hợp với EXM cùng HSM (Học viện chiến lược nhân sự HSM) tổ chức workshop “Trải nghiệm nhân viên xuất sắc – Nền tảng thúc đẩy hiệu suất vượt trội” dành cho Ban giám đốc, Trưởng phó phòng tại FTEL trên toàn quốc.
Với 20 năm kinh nghiệm làm việc của mình, chị Trần Thị Thu Hồng – Giám đốc nhân sự DLS, Chuyên gia quản trị nhân sự và cũng là giảng viên của buổi Workshop đã giúp các cán bộ tham gia hiểu được tầm quan trọng của Trải nghiệm nhân viên (EX) cũng như vai trò của lãnh đạo, quản lý trong phát triển EX xuất sắc.
Về buổi Workshop lần này, giảng viên Thu Hồng đã lần lượt phân tích, chia sẻ 3 nội dung chính bao gồm tổng quan về trải nghiệm nhân viên (EX), 3 nền tảng giúp gia tăng trải nghiệm nhân viên và những ví dụ, những case-study thực tiễn về triển khai trải nghiệm nhân viên thành công.
Ngay khi bắt đầu chương trình, các anh chị cán bộ tham gia đã cũng nhau đóng góp hàng loạt ý kiến khi nhận được câu hỏi “Trải nghiệm có giá trị nhất mà bạn có được trong thời gian đi làm là gì?” thông qua ứng dụng Mentimeter . Sau khi ghi nhận hàng loạt các trải nghiệm khác nhau, chị Hồng đã kết luận rằng Trải nghiệm nhân viên có thể hiểu là hành trình của nhân viên đi cùng hành trình của tổ chức, nó bao gồm các tương tác của nhân viên với tổ chức từ khi gia nhập tời khi rời khỏi tổ chức.
Việc có trải nghiệm tốt chính là một trong những yếu tố tiên quyết để nhân viên quyết định có nên gắn kết với tổ chức hay không.Theo báo cáo EX tại Việt Nam năm 2020, những hạn chế lớn, phổ biến nhất của nhà Quản lý thường liên quan đến những vấn đề như chia sẻ mục tiêu mong muốn, việc truyền cảm hứng cũng như sự giao tiếp, thấu hiểu chưa hiệu quả.
Xuyên suốt Workshop, MCW là yếu tố được quan tâm nhiều nhất. Cụ thể, đây là 3 nền tảng cần chú trọng khi triển khai EX theo bất kỳ cách tiếp cận nào, bao gồm: Manager – Communication – Workplace Environment.
Trong đó, 70% các trải nghiệm của nhân viên là tương tác với người quản lý. Đối với vấn đề này, chị Hồng đã đặt ra câu hỏi “Tôi – Nhà quản lý – có thể làm gì để tạo dựng EX tích cực tại FTEL?”. Chị cũng gợi í rằng mỗi người hay tạo ra sự gắn kết thông qua những hành động như truyền cảm hứng, hướng dẫn phát triển nghề nghiệp, ghi nhận đội ngũ hay phản hồi thường xuyên.
Ngoài ra, chị Hồng cũng đề cập đến chìa khóa của EX xuất sắc chính là về thông tin giao tiếp thường xuyên, thông suốt, công bằng và đủ. Lắng nghe nhân viên, giao tiếp trực tiếp, hướng dẫn, phản hồi, chỉ dẫn và khích lệ là một trong những yếu tố lớn giúp thúc đẩy gắn kết. Không chỉ vậy, những trải nghiệm của nhân viên trong môi trường làm việc hay với các quy trình cũng là nền tảng cần được lưu ý.
Kết thúc buổi workshop, các cán bộ quản lý tham dự đã cùng nhau dành ra 5 phút để ghi lại những điều mình cần làm và những điều mình cần nhìn nhận lại. Xuyên suốt chương trình, ai nấy đều chia sẻ rằng bản thân đã tiếp cận được thêm rất nhiều kiến thức mới lạ và rút ra được nhiều bài học bổ ích để áp dụng trong tương lai.
Manh Manh