Chủ Nhật, Tháng Mười Một 24, 2024
spot_img

Chuyên gia Công nghệ FTEL giao lưu cùng 100 sinh viên ĐH Bách Khoa

Sáng 14/10, Tại trường ĐH Bách khoa TPHCM đã diễn ra lễ ký kết bàn giao phòng Network Lab kết hợp cùng talkshow “FPT Telecom Leader Talk: Amazing Tech – Amazing Challenge”. Sự xuất hiện của các Chuyên gia công nghệ FTEL đã thu hút sự tham gia của hơn 100 sinh viên tham dự.

Đại diện FPT Telecom có sự tham dự của Chị Nguyễn Thị Hữu Quyên – PGĐ chi nhánh Công ty Cổ phần Viễn thông FPT; cùng các chuyên gia công nghệ: Anh Phạm Như Hoài Bảo – GĐ Trung tâm Quản lý Đối tác Phía Nam, Chị Võ Thị Hồng Phương – Chuyên gia công nghệ Phụ trách nhóm phân tích dữ liệu, Anh Lê Trung – PGĐ INF miền Nam và anh Phạm Bùi Tuấn Vũ (TP Kỹ thuật hệ thống INF miền Nam).

Đón tiếp lãnh đạo FPT Telecom, về phía nhà trường có TS. Nguyễn Lê Dũng – Phó TP Quan hệ đối ngoại, PGS.TS Đỗ Hồng Tuấn – trưởng khoa Điện – Điện tử trường ĐH Bách khoa TPHCM , PGS.TS Hà Hoàng Kha – Trưởng bộ môn Viễn thông, và tập thể thầy cô bộ môn Viễn thông của khoa Điện-Điện tử. 

Sau hơn 1 tháng chuẩn bị vật tư và lắp đặt, chuyển giao công nghệ phòng Lab, FPT Telecom và ĐH Bách khoa TPHCM chính thức đi đến ký kết văn bản bàn giao phòng Network Lab. Chị Hữu Quyên chia sẻ: FPT Telecom rất vinh dự và tự hào khi đồng hành, chung sức cùng nhà trường trong công tác giảng dạy và đào tạo. Cảm ơn nhà trường đã giúp FPT Telecom thực hiện hành động ý nghĩa này, mong rằng các bạn sinh viên có được môi trường học tập thật tốt và tìm được công việc mong muốn sau khi tốt nghiệp”.     

Chương trình tiếp tục với Leader Talk: Amazing Tech – Amazing Challenge”: giao lưu giữa chuyên gia công nghệ từ FPT Telecom cùng sinh viên Viễn Thông Bách Khoa. Tại đây, các chuyên gia đã có những chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm thực tế tại FPT Telecom thông qua các chủ đề đang được các bạn quan tâm nhất gồm: cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin; công nghệ 5G, IoT; công nghệ trí tuệ nhân tạo và ứng dụng và đặc biệt là những định hướng nghề nghiệp trong tương lai đối với lĩnh vực Điện tử Viễn thông. 

Giải đáp cho những thắc mắc về cơ hội phát triển cũng như việc triển khai và ứng dụng công nghệ AI tại FPT Telecom, anh Phạm Như Hoài Bảo cho biết, Công nghệ AI đang là xu hướng phát triển hiện nay và FPT cũng đã thành lập viện đào tạo và nghiên cứu công nghệ AI để thu hút nguồn nhân lực trẻ. Hứa hẹn sẽ có các công trình, thành tựu bắt nguồn từ viện AI này. Tại Trung tâm Quản lý Đối tác phía Nam – PNC, cũng đã ứng dụng công nghệ AI vào việc vận hành, quản lý, phân công công việc cho 3000 nhân sự từ Đà Nẵng vào Cà Mau của mình bằng các hệ thống phân công tối ưu, xử lý các đầu việc.”

Ở góc độ là một đàn chị đi trước và đang quản lý đội Phân tích dữ liệu với hơn 50 thành viên, chị Võ Thị Hồng Phương cũng chia sẻ, ở FPT Telecom, các đầu việc từ bán hàng, chăm sóc khách hàng, vận hành hệ thống,..những công việc tối ưu trong kinh doanh đến các thiết bị thông minh đều ứng dụng rất nhiều vì vậy, để có thể hoạt động tốt nhất, chị luôn có những đơn hàng tuyển dụng và nguồn cung từ HR là không đủ. Điều đó cho thấy, nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực cho mảng điện tử – Viễn thông tại FPT Telecom và cả các Doanh nghiệp khác là rất lớn.

Các chuyên gia cho biết thêm hiện tại, FPT Telecom cũng đang xây dựng các chương trình hợp tác cùng các tiến sĩ, và viện nghiên cứu nước ngoài về các vấn đề liên quan. Với cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất, những bài toán cụ thể, FPT Telecom xứng đáng là nôi sản sinh ra cơ hội cho các bạn sinh viên tiếp xúc với công nghệ hiện đại không dễ dàng có được tại các công ty công nghệ khác. 

Với những bạn sinh viên chưa thể chọn lựa được một mục tiêu, định hướng về công việc phù hợp, anh Lê Trung đã tiết lộ cách xác định bằng quan điểm cá nhân của mình bằng 3 cách: dựa vào nhu cầu cung – cầu trên thị trường chung; biến mình thành người giỏi nhất, điều này sẽ giúp bạn luôn được các doanh nghiệp chào đón; cuối cùng là tổ hợp của hai cách trên. 

Chia sẻ về khoảng thời gian quyết định lựa chọn ngành nghề và tuyệt chiêu hạ gục các đối thủ dày dạn kinh nghiệm để có thể vào làm việc tại FPT Telecom, anh Phạm Bùi Tuấn Vũ tiết lộ, ngay khi còn ngồi ở ghế nhà trường, anh đã có những đánh giá trước về công việc tương lai của mình và tìm hiểu trên các trang tuyển dụng, những yêu cầu cần có và học thêm các môn công nghệ, đi thi lấy chứng chỉ. “Thời gian đi phỏng vấn, so với 4 người đã có kinh nghiệm trước đó, anh đã chuẩn bị sẵn những chứng chỉ cần thiết và phù hợp nên được công ty tin tưởng và lựa chọn.”

Anh Vũ cũng dành lời khuyên tới các bạn sinh viên, sẽ luôn có những giai đoạn mà công việc tạo thành “trend” và không nên quá để ý về nó. Khi các bạn làm bằng đam mê, những suy nghĩ về việc làm sao để học hỏi và cải tiến sẽ tự nhiên đến cùng với sự phát triển của bản thân. Từ đó, các bạn sinh viên cũng sẽ cảm thấy vui vẻ mỗi ngày, muốn đóng góp nhiều hơn. Và đến hiện tại, anh cho rằng bản thân đã rất may mắn khi chọn được công việc mình muốn gắn bó. “Nếu bạn chọn được công việc yêu thích, bạn sẽ không phải đi làm một ngày nào cả.”

Đồng tình với ý kiến trên, anh Bảo cũng nhấn mạnh: “Các bạn chỉ cần bình tĩnh và nắm chắc năng lực của bản thân, họn đúng thứ mình thích và đam mê, để nghiên cứu miệt mài trở thành người đứng TOP. thị trường và xu hướng nhu cầu sẽ thay đổi liên tục theo từng giai đoạn của nó, vì vậy chỉ cần có một nền tảng giỏi, bạn sẽ rất nhanh có được nghiệp vụ tốt. Học theo trend sẽ mãi không đuổi kịp trend.”

Bạn Phan Lê Hợp Đức (Sinh viên khoa Điện – Điện tử) chia sẻ: “Em rất vui vì đã có thêm những hiểu biết thực tế và bổ ích về mảng điện tử Viễn thông. Trước đây em đã từng tham khảo về FPT Telecom nhưng buổi chia sẻ đã tạo cảm giác cho em và các bạn muốn thử thách làm việc tại đó ngay để có thể học tập và trải nghiệm mọi thứ. FPT là một trong những kế hoạch công việc của em trong tương lai.”

Trước đó, từ ngày 30/9, FPT Telecom đã bắt đầu triển khai lắp đặt phòng Lab đầu tiên với Bộ môn Viễn thông (khoa Điện – Điện tử, ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM), ĐH Công nghệ Sài Gòn, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội. 

Hệ thống phòng Lab bao gồm hệ thống điện và hệ thống thiết bị mạng. Thông qua hệ thống phòng lab này, giảng viên và sinh viên các trường có thể thực hành mô phỏng các tính năng cần thiết cho chuyên ngành mạng viễn thông, mạng máy tính, tương đương chương trình học mạng của Cisco như: CCNA, CCNP, CCIE…  hỗ trợ cho việc nâng cao kiến thức và rèn luyện tay nghề ứng dụng với thực tế một cách tốt nhất cho các bạn sinh viên khoa điện tử Viễn Thông. 

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

17,207Thành viênThích
5,553Người theo dõiTheo dõi
540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img