Thứ Hai, Tháng Mười Một 25, 2024
spot_img

Bệnh trầm cảm và những phương pháp giải tỏa stress phù hợp nhất cho người nhà Cáo

Tại buổi HealthTalk do Trung tâm Đào tạo phối hợp cùng công ty Cổ phần Công nghệ Y Khoa DNA thực hiện, Thạc Sĩ – Bác Sĩ tâm lý Nguyễn Trung Nghĩa đã mang đến những kiến thức y khoa bổ ích liên quan đến bệnh trầm cảm nhằm giúp nhân sự FTEL hiểu rõ hơn về căn bệnh này cùng những phương án trị liệu giải tỏa căng thẳng, áp lực trong công việc.

Trong cuộc sống, có đôi lúc chúng ta đã từng nghĩ rằng bản thân mình sẽ bị trầm cảm bởi những áp lực và bộn bề lo toan. Nhưng, bản chất “trầm cảm” là gì? Liệu chúng ta có đang thật sự hiểu về căn bệnh này và cả những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm? 

Mở đầu buổi Health talk, anh Nguyễn Trung Nghĩa cho biết, căn bệnh này có tên gọi là “Depressive disorder”, được dịch ra là “rối loạn trầm cảm chủ yếu”, tức là liên tục trong vòng 2 tuần trở lại, nếu một người không thể thoát ra khỏi nỗi buồn diễn ra liên tục vào mỗi ngày thì người ta đã rơi vào trạng thái trầm cảm và cần phải được hỗ trợ điều trị.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm 

Tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh, anh chỉ ra 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng trầm cảm: Tâm lý – Xã hội – Sinh học. Những câu chuyện gây áp lực xuất phát từ gia đình, bạn bè, áp lực công việc, suy nghĩ về bản thân hay những sang chấn tâm lý từng gặp phải chính là một phần những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Riêng về Sinh học – nguyên nhân ít được để í đến nhất, Ths. Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa giúp mọi người khám phá ra 1 sự thật mới lạ: “trước giờ mình cứ nghĩ bệnh trầm cảm là bệnh tâm lý thôi, nhưng mà nếu mình có đủ những cái tư liệu khoa học về mặt y khoa thì mình cũng sẽ thấy trầm cảm cũng là một căn bệnh về mặt cơ thể.”

Anh cũng giải thích rõ hơn, với những người càng suy nghĩ nhiều hay càng bị áp lực nhiều trong cuộc sống, công việc thì họ càng sử dụng nhiều serotonin (chất hỗ trợ đem lại cảm xúc hạnh phúc) cho đến khi nó bị cạn kiệt, nên thành ra việc mình nói cái người trong trạng thái trầm cảm phải vui lên là cái điều rất vô vọng và rất bất công với họ. Vì mình cũng phải hiểu là họ không phải không chịu cố gắng mà là họ không thể cố gắng được khi nó là một cái quy trình trong cơ thể sinh học và mình phải can thiệp bằng sinh học để hỗ trợ. 

Xuyên suốt buổi Health Talk, những câu chuyện cá nhân được chia sẻ liên tục và những câu hỏi được đưa ra rất sôi nổi. Đa phần, mọi người đều thắc mắc về phương pháp trị liệu, khả năng tái phát sau khi điều trị và cả những cách để giải tỏa stress – một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh.

Bác sĩ lại 1 lần nữa khẳng định rằng, đây là một bệnh mãn tính có thể quay trở lại, và trầm cảm sẽ liên quan đến nơ ron thần kinh của mình, vậy nên dựa vào những nghiên cứu đã có để kết luận được rằng những người bệnh điều trị bằng thuốc kết hợp với tâm lý trị liệu thì khả năng tái phát thấp hơn rất nhiều so với những ng chỉ điều trị bằng thuốc. 

Vậy khi bị áp lực công việc, làm thế nào để phân tán được nó?

Trước những vấn đề trên, Ths. Bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu đã đưa ra một số phương pháp giúp giải tỏa stress phù hợp nhất cho người nhà Cáo. Những bài tập cơ bản mà ai cũng có thể thực hiện mỗi ngày là thể dục ( tạo cảm giác hạnh phúc thoải mái), YOGA ( giúp khỏe và thoải mái tinh thần), mindfulness ( dành toàn bộ sự chú ý trong việc mình đang làm) sẽ giúp tăng khả năng đối diện phục hồi stress tốt hơn. Hay chỉ cần tạo ra 1 sở thích, tăng thời gian dành cho bản thân nhiều hơn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cân bằng sức khỏe tinh thần.

Trong môi trường văn phòng, chúng ta có thể chào hỏi nhau và đưa ra những lời hỏi thăm như “hôm nay thế nào”. Chỉ 1 cụm từ đơn giản nhưng hoàn toàn có thể giúp mở đầu cho rất nhiều câu chuyện của những người xung quanh, từ đó tạo ra 1 điểm tựa, 1 niềm tin cho họ với chúng ta khi họ có vấn đề về cảm xúc.

Đối với những stress từ áp lực công việc, OKR mà người nhà Cáo gặp phải, Ths. Bác Sĩ Nguyễn Trung Nghĩa chỉ ra rằng mỗi công việc đều có tính chất và OKR khác nhau, vậy nên câu trả lời chung là mình phải nhận biết được lúc nào mình bị over stress để kiềm nó lại, và đôi lúc mình có thể đặt lại câu hỏi “mình có thật sự nên làm cái này không”.

MC – người dẫn truyện Dy Khoa cũng chia sẻ thêm về 1 phương pháp mà anh đang học và thực hành: “Gratitude exercise” – bài tập lòng biết ơn. Anh nói rằng khi tập phương pháp này đã giúp anh hạn chế những cái stress mình tiếp cận và cảm thấy được sống tích cực hơn. Thậm chí, với mindset trong phương pháp này nếu có thể làm thành thạo được thì sẽ ứng dụng được nhiều trong doanh nghiệp.    

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

17,207Thành viênThích
5,553Người theo dõiTheo dõi
540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img