Chủ Nhật, Tháng Mười Một 24, 2024
spot_img

Nổi hạch sau tiêm vaccine Covid-19 có nguy hiểm?

Sau khi tiêm vaccine Covid-19, tôi thấy vùng nách nổi hạch bạch huyết, sờ đau, xin hỏi bác sĩ là tại sao và có nguy hiểm không? Tôi mắc ung thư dạ dày 3 năm, đang uống thuốc duy trì.

Nổi hạch bạch huyết có phải là dấu hiệu ung thư tái phát và có ảnh hưởng đến liệu trình điều trị bệnh? (Hoàng, 55 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Các phản ứng, tác dụng phụ sau tiêm vaccine ở bệnh nhân ung thư cũng giống như các đối tượng khác. Ví dụ như đau tại vùng tiêm, sốt, ngứa, mẩn đó tại vùng tiêm, nổi mề đay, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, sưng vùng mí mắt, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chóng mặt…

Trường hợp mẩn đỏ, ngứa trên da ngày càng tăng, khó thở, thở khò khè, cảm giác nghẹt thở, rét run, hốt hoảng, tức ngực, hạ huyết áp, co giật, mạch nhanh nhỏ, tím tái, ngất… cần nhập viện ngay để xử trí.

Nhiều người lo sợ “nổi hạch bạch huyết sau tiêm không phải tác dụng phụ mà có thể là dấu hiệu cho thấy ung thư của họ đang tiến triển”. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng có thể xảy ra khi tiêm phòng, hay xuất hiện ở nách cùng bên với cánh tay được tiêm và thường tình trạng này sẽ mất đi sau vài ngày, không gây nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh không cần quá lo lắng. Nếu hạch nổi ở các vị trí khác thì cần được khảo sát kỹ hơn và báo cho bác sĩ điều trị bệnh ung thư để có sự thăm khám và đánh giá thêm.

Nếu không có các phản ứng gì đặc biệt sau tiêm thì bạn đến thăm khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa ung bướu.

Trong trường hợp thấy các bất thường khác như đau tại vị trí không phải vùng tiêm, gầy sút cân, nổi hạch không phải vùng nách cùng bên cánh tay… thì bạn cần đi kiểm tra sớm hơn lịch hẹn để kiểm tra.

Trường hợp mẩn đỏ, ngứa trên da ngày càng tăng, khó thở, thở khò khè, cảm giác nghẹt thở, rét run, hốt hoảng, tức ngực, hạ huyết áp, co giật, mạch nhanh nhỏ, tím tái, ngất,… cũng cần nhập viện ngay để xử trí.

Để tiêm chủng an toàn bạn cần thực hiện mọi quy định phòng chống dịch Covid 19 mà Chính phủ và Bộ Y tế đã khuyến cáo, đồng thời tuân thủ mọi chỉ dẫn, hướng dẫn tại nơi tiêm chủng trong theo dõi các phản ứng sau tiêm. Tuyệt đối tuân thủ lịch điều trị, dùng thuốc, tái khám của bác sĩ chuyên ngành ung thư, không tự ý bỏ thuốc hay bỏ ngang điều trị khi không có chỉ định.

PGS. TS Phạm Cẩm Phương
Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai

Theo Vnexpress.net

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

17,207Thành viênThích
5,553Người theo dõiTheo dõi
540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img