Trải qua 20 năm kể từ những ngày đầu tiên xuất hiện, Internet đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của mỗi người Việt Nam. FPT Telecom tự hào đồng hành cùng hành trình ấy.
Internet đã xuất hiện tại Việt Nam như thế nào?
Trở lại quá khứ, đầu tiên phải kể đến việc giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) – Rob Hurle – trình bày ý tưởng về Internet với các sinh viên Việt Nam từng du học ở Australia vào năm 1991. Đó chính là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho Internet tại Việt Nam.
Tiếp đó, giáo sư Rob Hurle cùng ông Trần Bá Thái, Viện Công nghệ Thông tin tại Hà Nội (IOIT), đã tiến hành thử nghiệm việc kết nối các máy tính ở Australia và Việt Nam bằng đường dây điện thoại. Năm 1992, thí nghiệm đã đạt những thành công bước đầu và IOIT tại Hà Nội đã có hộp thư điện tử đầu tiên và đó cũng chính là lần đầu tiên người Việt có thể gửi email ra nước ngoài.
Tháng 11 năm 1997 FPT Telecom và 4 công ty khác được tổng cục bưu điện cấp giấy phép trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam (ISP – Internet Service Provider: thuật ngữ dùng cho các công ty cung cấp quyền truy cập sử dụng Internet).
Ngày 19/11/1997 cũng chính là ngày đầu tiên đánh dấu Việt Nam được hòa mạng Internet toàn cầu, đưa Việt Nam ra với thế giới, từng bước giúp xã hội phát triển theo những hướng tích cực.
Sứ mệnh đưa Internet đến với người dân Việt Nam
Vào ngày 17/10/2000, ông Phạm Thế Duyệt, thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chỉ thị về việc "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá", thể hiện tầm quan trọng của Internet khi xuất hiện tại Việt Nam.
Những ngày đầu Internet đến với Việt Nam vẫn còn là một sự bỡ ngỡ, vì vậy các công ty như FPT Telecom đã đi tiên phong với sự mệnh đem Internet đến với cộng đồng. Từ việc cho ra đời mạng Intranet đầu tiên mang tên Trí tuệ Việt Nam (1996), cho đến tổ chức những tuần lễ Internet cho học sinh (1998), cho ra mắt của trang báo điện tử thuần túy đầu tiên tại Việt Nam là VnExpress (2001) hay việc cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng FTTH – MegaPlay (2005)… FPT Telecom đã tiên phong trong việc giúp người dân Việt Nam tiếp cận với Internet và thông tin trực tuyến.
Lần đầu tiên ra mắt mạng FPT.net
Năm 2005, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) chính thức được thành lập, cũng trong năm này FPT Telecom chính thức có được giấy phép thiết lập hạ tầng, khi đó Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện khẳng định: “Tôi tin vào ý chí và tinh thần của người FPT. Đó là lý do cá nhân tôi đặt trọn niềm tin khi tham gia vào quá trình cấp phép triển khai dịch vụ viễn thông cho FPT, để FPT có thể tham gia ngay từ đầu, phá bỏ thế độc quyền, mở cánh cửa khi đưa Internet vào Việt Nam”.
Gian hàng trưng bày sản phẩm củaFPT Telecom (tên cũ là FPT Online Exchange – FOX tại triển lãm TTVN, năm 1997.
Năm 2012, FPT đã đánh dấu mốc cho sự phát triển Internet tại Việt Nam khi hoàn thiện tuyến trục Bắc – Nam với tổng chiều dài 4000km đi qua 30 tỉnh thành, với thời gian kỉ lục chỉ trong 9 tháng 10 ngày, đem Internet đến với nhiều người dân hơn nữa.
Tuyến trục Bắc – Nam là một trong những dấu mốc tự hào nhất của FPT Telecom.
Kỷ niệm 1 năm thành lập báo điện tử VnExpress, 26/2/2002
Theo thống kê về số lượng người dùng Internet của International Monetary Fund thì tính đến tháng 1 năm 2017, Việt Nam có 50.05 triệu người dùng Internet chiếm 53% dân số. Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), ông Nguyễn Thanh Hải cho biết, mục tiêu trong thời gian tới của nước ta là tăng người sử dụng Internet lên mức 80-90% dân số, ngang bằng các nước phát triển hiện nay.
Cuộc cách mạng Internet phát triển không ngừng
Sự xuất hiện của Internet thực sự là một cuộc cách mạng tại Việt Nam. Việc giao tiếp đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều từ khi mọi người biết đến sự xuất hiện của Yahoo, Gmail, Facebook…, các hoạt động tìm kiếm nay không còn khó khăn nhờ có Google hay việc giải trí thuận tiện hơn bằng việc nghe nhạc, xem phim… qua mạng. Quan trọng hơn Internet đã giúp mọi người tiếp cận tri thức và kết nối với nhau dễ dàng hơn.
Điều đó đồng nghĩa là các nhà cung cấp Internet phải tiếp tục nỗ lực không ngừng nhằm đem đến cho người dùng những dịch vụ tốt hơn nữa, phục vụ cho nhu cầu tất yếu hiện nay.
Trong suốt 20 năm qua, FPTTelecom đã góp phần giúp Internet tại Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ. Bằng những nỗ lực trong việc phát triển hạ tầng cũng như đem đến ứng dụng những công nghệ mới, FPT Telecom đã mang đến cho hàng triệu khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất trên đường truyền internet như: dịch vụ Truyền hình FPT, dịch vụ chia sẻ dữ liệu trực tuyến Fshare.vn…
Bên cạnh đó, FPT cũng đang rất quan tâm đến cuộc cách mạng 4.0 hiện nay của kỷ nguyên số, lúc này Internet không chỉ phục vụ nhu cầu kết nối đơn giản mà còn đòi hỏi trở thành nền tảng để tạo ra một cuộc cách mạng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực khác của xã hội như y tế, giáo dục, giao thông thông minh… FPT Telecom ngay từ những năm 2015 đã mở đường quang hoá hạ tầng mạnh mẽ và bắt tay vào việc khai thác, cung cấp dịch vụ IPv6 khi địa chỉ Ipv4 đang dần cạn kiệt.
Giao thức IPv6 sử dụng 128 bit để đánh địa chỉ, có thể hỗ trợ tới 2.128 địa chỉ khác nhau, phục vụ gần như vô hạn các thiết bị, được xem như một giải pháp công nghệ mới duy trì hoạt động Internet ổn định lâu dài cho hộ gia đình và doanh nghiệp trong các tác vụ cao như truyền dữ liệu lên hệ thống đám mây (Cloud), ảo hoá hạ tầng mạng, Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera, trí tuệ nhân tạo (AI) bảo mật, thực tại ảo…
Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT Trương Gia Bình cho biết: “Diễn biến của cuộc cách mạng rất nhanh, tác động nhanh đến đời sống xã hội. Để bước vào cuộc cách mạng quy mô lớn, FPT đã sẵn sàng cho sứ mệnh tiên phong. Chúng tôi ứng dụng công nghệ số vào tất cả mọi công việc điều hành, quản lý, thực hiện của tập đoàn”.
Giờ đây, FPT Telecom không chỉ liên tục ứng dụng công nghệ mới, FPT Telecom còn luôn tiên phong đầu tư phát triển theo xu hướng công nghệ viễn thông mới nhất, từ ADSL đến FTTH, NGN đến MetroE, từ Wi-fi đến thử nghiệm LTE (4G), xây dựng các Trung tâm tâm dữ liệu (Data Center) đạt chuẩn Tier III, nhằm mang đến cho khách hàng đường truyền tốc độ cao, đảm bảo hiệu quả cao nhất cho hệ thống server/máy chủ của khách hàng đặt tại Data Center của FPT Telecom.