Thứ Hai, Tháng Mười Một 25, 2024
spot_img

3 xu hướng Online mới của con người trong và sau đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không thể phủ nhận tới đời sống, kinh tế, xã hội và đặc biệt thay đổi thói quen trong việc sử dụng Internet của con người. Theo đánh giá chung, có 3 xu hướng Online mới trong và sau thời điểm dịch bệnh.

Mới đây, chia sẻ về ‘3 xu hướng Online của con người trong và sau đại dịch Covid-19’ được anh Nguyễn Thế Quang – Giám đốc Vùng 4 chia sẻ trên Workplace Employee Care Center đã thu hút sự chú ý của nhiều CBNV. Theo đó, qua thống kê về thời gian sử dụng Internet thời điểm lockdown (giãn cách) so với thời gian trước, có thể thấy có 3 xu hướng chính như sau:

Con người Online nhiều hơn 

Trong thời điểm giãn cách, thời gian trung bình một người sử dụng Internet để Online nhiều hơn so với những tuần trước đó. Giãn cách khiến con người hạn chế các hoạt động offline, việc học tập, làm việc, mua sắm đều chuyển sang hình thức trực tuyến.

Tại Việt Nam, thời điểm thực hiện chỉ thị 15, 16 tại các tỉnh thành đã khiến xu hướng mua sắm Online phổ biến hơn bao giờ hết. Người dân mua lương thực, thực phẩm qua các kênh siêu thị Online, tạp hóa Online và nhận hàng tại nhà thông qua các đơn vị vận chuyển. Đây là điều xảy ra khi con người hạn chế tiếp xúc nơi đông người và những ca lây nhiễm có thể phát sinh từ chợ dân sinh hay siêu thị.

Tại Hà Nội, ngay khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19, để thực hiện công tác truy vết và khử khuẩn nhiều chợ lớn tại Hà Nội như chợ Long Biên, chợ Xanh Văn Quán, chợ Phùng Khoang và chợ đầu mối phía Nam đã phong tỏa và tạm dừng hoạt động. Theo một trang báo điện tử đưa tin, chị Phạm Quỳnh (Kim Giang, Thanh Xuân) cho biết: “Từ khi có Chỉ thị giãn cách toàn thành phố, để đảm bảo an toàn thì mình không ra khỏi nhà. Thay vì đi chợ hay siêu thị mua thực phẩm thì mình mua trên ứng dụng di động. Thực phẩm ở đây đa dạng, tươi mới và giá thành bình ổn.”

Ảnh minh họa

Theo thống kê, lượng thực phẩm tươi sống tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử rơi vào khoảng từ 5 tới 10 tấn một ngày. Trong thời điểm COVID-19 diễn biến phức tạp và Hà Nội đang tiếp tục thực hiện giãn cách, hình thức đi chợ hộ của các siêu thị, các sàn thương mại điện tử là sự lựa chọn hợp lí dành cho người tiêu dùng. Hình thức này không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe trong mùa dịch.

Thực hiện các nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong mùa dịch chính là lí do làm thay đổi thời gian con người Online.

Con người Online mọi lúc

Trong đại dịch, con người dành nhiều thời gian ở nhà hơn, do đó để phục vụ yêu cầu công việc, học tập, kết nối, con người có thể Online mọi lúc, vào bất cứ thời điểm nào. Theo báo cáo thống kê, chỉ trừ những lúc ngủ, thời gian Online của con người đã tăng mạnh ngay từ 8h sáng và đạt đỉnh vào 21h, ngày thường cũng như cuối tuần.

Khi phải hạn chế ra ngoài, việc kết nối với những người thân, với đồng nghiệp, bạn bè, đối tác đều phải thực hiện qua hình thức Online. Việc giữ kết nối trong thời điểm dịch bệnh vô cùng quan trọng, có những người ở xa gia đình cần liên tục gọi về để thông báo tình hình cuộc sống, hay nhiều người cần giữ liên lạc với bác sĩ để tư vấn sức khỏe trong mùa dịch. Đặc biệt, con người cũng cần giải trí, xem những tin tức mới. Do đó, con người có thể Online mọi lúc, vào bất kì thờ gian nào.

Con người Online mọi nơi

Trong đại dịch, con người có thể Online ở bất kì địa điểm nào, đặc biệt tại nhà để duy trì học tập và làm việc Online, hay ở công sở và những Công ty sản xuất khi thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Có nhiều người đã trở về quê trong đợt dịch này, dẫn đến nhu cầu sử dụng Internet ở các vùng nông thôn ghi nhận sự tăng trưởng và nhu cầu Mobile giảm đi.

Đặc biệt, có nhiều tình huống Online sáng tạo trong thời điểm dịch này, chẳng hạn như tổ chức lễ cưới Online hay các sinh viên có lễ tốt nghiệp Online, các sinh viên có thể tham gia từ rất nhiều tỉnh thành.

Ảnh minh họa đám cưới Online mùa dịch

Lễ tốt nghiệp Online của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Theo anh Nguyễn Thế Quang – GĐ Vùng 4, qua thống kê được cung cấp có thể đánh giá rằng nhu cầu sử dụng Internet của con người tăng trên 40%. “Giá cước dịch vụ có thể cao lên đi kèm mong đợi chất lượng tốt hơn và trách nhiệm của chúng ta cao hơn.” – Anh Quang chia sẻ.

Chính trong thời điểm dịch và với những xu hướng thay đổi trong thói quen, nhu cầu sử dụng Internet của con người, nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông như FPT Telecom có thể phát huy cũng như tận dụng thế mạnh, đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ của mình tới gần hơn với các Khách hàng. Hãy kiên trì, tận dụng cơ hội để đến gần hơn với Khách hàng, đồng thời thực hiện sứ mệnh “Kết nối con người – Kết nối yêu thương”.

Thanh Hải

XEM THÊM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

THEO DÕI FOXNEWS

17,207Thành viênThích
5,553Người theo dõiTheo dõi
540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img